Công đoàn

Không tăng ca, bị giảm ngày làm, công nhân mòn mỏi chờ qua khó khăn

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Khu chế xuất (KCX) Linh Trung 1, Thủ Đức TP. HCM giờ tan tầm xe cộ đi lại tấp nập, màu áo xanh công nhân hòa vào dòng người ken đặc, hối hả về phòng trọ. Thay vì vào siêu thị hay chợ lớn như trước đây, nhiều công nhân ghé ngay bên đường trước cổng KCX để mua thực phẩm giá rẻ. Hiện tại, cuộc sống công nhân khá khó khăn, nguồn thu eo hẹp nên mọi chi phí phải được tiết kiệm tối đa.
khong tang ca bi giam ngay lam cong nhan mon moi cho qua kho khan
Lương công nhân ba cọc ba đồng, lo cho sinh hoạt gia đình rồi các con ăn học khiến họ "toát mồ hôi". Ảnh N.Nga

Xóm trọ công nhân trên đường 1K, khá gần KCX Linh Trung 1 trời ngả về chiều tối, điện trong phòng trọ công nhân cũng được bật lên. Hầu hết, các phòng trọ tại đây đều là hộ gia đình công nhân, có con nhỏ nên không khí trở nên khá bận rộn. Đến giờ, tiếng trẻ con khóc đòi ăn, tiếng người lớn nhắc nhở bọn trẻ đi tắm rửa, ăn cơm; mùi thức ăn tỏa ra từ các căn phòng trọ, khiến cho mỗi ai được chứng kiến đều nhớ đến bữa cơm gia đình.

Chắt chiu để con đủ ăn, đủ học

Xa xa, thấy bóng dáng nhỏ nhắn, mặc chiếc áo màu xanh đang dỗ dành con nhỏ và đút cơm cho chúng ăn, tôi tiến lại hỏi chuyện và được biết chị là Diễm, quê Quảng Trị hiện đang làm việc tại Công ty Nissei, KCX Linh Trung 1. Chị Diễm và chồng cùng hai con vào TP. HCM lập nghiệp đã nhiều năm nay. Đứa con lớn của anh chị đã 9 tuổi, đứa nhỏ mới 14 tháng tuổi, cả hai đều đi học, cả tháng cũng tiêu tốn của anh chị khoảng 4 triệu đồng.

Khi tôi đề cập đến cuộc sống hiện tại của gia đình anh chị như thế nào với sự ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh, chị Diễm lắc đầu ngao ngán: “Khổ lắm cô ơi, làm hành chính không tăng ca, cả hai vợ chồng được 9 triệu đồng/tháng. Tính ra 2 triệu tiền thuê trọ, 4 triệu tiền 2 đứa con ăn học, hơn 2 triệu tiền sữa cho bọn nhỏ, còn tiền ăn cho gia đình ngày 1 bữa không đủ. Mấy tháng nay còn phải vay thêm người thân”.

Tôi hỏi lại rằng chị đã phải vay người thân chưa, chị nói rồi chứ, cuộc sống khó khăn mà trăm thứ tiền không bớt. Vừa cho đứa con nhỏ 14 tháng tuổi ăn, chị Diễm vừa kể, hai vợ chồng theo mọi người vào TP. HCM làm ăn gần chục năm, vì hồi đó ở quê chị có phong trào Nam tiến để lập nghiệp. Thời gian cứ trôi đi, cuộc sống vợ chồng công nhân cũng ngày một quen, tiền kiếm được vừa đủ để trang trải cuộc sống ở thành phố lớn. Cuộc sống gia đình sẽ không có nhiều xáo trộn nếu như dịch bệnh Covid-19 không xuất hiện và làm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống gia đình chị cũng như nhiều anh chị em công nhân khác trong khu trọ.

Chính vì thế, gia đình chị Diễm phải thắt chặt chi tiêu ngay từ bữa ăn của hai vợ chồng. Bé con nhỏ 14 tháng tuổi anh chị có chế độ ăn riêng, đứa lớn đang học lớp 3 ăn bán trú tại trường, hai vợ chồng đi làm, tối về. Cho nên, một ngày gia đình chị chỉ nấu bữa tối, bữa sáng thì hai vợ chồng ăn nhẹ, lúc có lúc không.

“Ngày xưa, kiếm được nhiều tiền hơn thì ăn ngon, bây giờ làm ít tiền thì ăn ít thôi, một ít rau, dăm ba cái đậu phụ, quả trứng luộc cũng xong một bữa ăn. Hai vợ chồng tôi còn giữ được việc làm thời gian này là tốt lắm cô ơi, chứ như anh họ (chị Diễm chỉ sang căn phòng đối diện) đã nghỉ làm 3 tháng nay rồi, tiền tích lũy có được cũng tiêu cạn rồi”, chị Diễm bộc bạch.

Thấy tôi nói chuyện với chị Diễm, chồng chị đang phụ vợ nhặt rau nói vọng ra, cho biết, anh T. hàng xóm của anh chị cũng bị công ty cho nghỉ gần hết tuần, có tuần chỉ làm 2 buổi, khó khăn lắm, kiếm việc giờ còn khó hơn lên trời.

khong tang ca bi giam ngay lam cong nhan mon moi cho qua kho khan
Phiếu thu tiền phòng trọ của chị Thanh. Ảnh N. Nga

"Tiết kiệm hết mức cũng chẳng đủ được"
Cách phòng chị Diễm khoảng 3 căn trọ là phòng của chị Thanh, nữ công nhân độc thân ngoài 40 tuổi hiện đang làm công nhân tại Công ty TNHH Sản xuất Upgain (VN) Manufacturing tại KCX Linh Trung 1, quận Thủ Đức. Chị Thanh vừa đi làm về, ghé qua chợ mua được một ít rau muống, 3 miếng sườn và 3 củ khoai tây kèm theo mấy quả ớt.

Thấy tôi, chị Thanh rủ vào nhà uống nước. Vừa về chị vội xắn tay áo rửa đống bát đũa để từ lúc sáng trước khi đi làm. Sau đó, chị nhặt rau và chuẩn bị bữa cơm tối. Vừa nhặt rau, chị Thanh kể cho tôi nghe cuộc sống khó khăn và chật vật của mình. Chị chỉ tay vào đống đồ ăn vừa mua được, bảo: “Ba miếng sườn này mà chị mua cũng 20.000 đồng, rau muống 2.000 đồng, khoai tây 8.000 đồng; tổng chi phí vừa tròn 30.000 đồng/bữa ăn. Nói thật với em, cả tháng nay chị mới dám động đến thịt vì mắc quá. Nếu chỗ này, trước dịch, thịt không đắt cũng chỉ 20.000 đồng/bữa thôi. Chị sống một mình tiết kiệm hết mức cũng chả đủ được”.

Chị Thanh đứng dậy, đưa cho tôi phiếu thu tiền trọ tháng trước và tháng này bằng nhau, 1.322.000 đồng. Tôi hỏi chị Thanh, công nhân khó khăn, sắp thất nghiệp hết cả mà không được chủ nhà giảm cho đồng nào sao? Chị cười nhẹ mà lắc đầu, có em ơi, tháng trước giảm cho 2.000 đồng.

Thấy tôi tò mò về cuộc sống của nhiều anh chị em công nhân trong xóm trọ, chị Thanh cũng thật thà nói: "Đa số công nhân giờ đều giảm giờ làm, giảm ngày làm, nếu không thì hết hạn, không được ký hợp đồng thêm. Lý do vì doanh nghiệp không xuất được hàng nữa, không có tiền trả thêm lương. Từ trước đến nay, công nhân sống ổn được chủ yếu nhờ vào đồng lương tăng ca, thêm giờ, chứ trông cậy vào lương chính, lương cơ bản có bao nhiêu đâu. Còn bây giờ, ai khó khăn chị chưa rõ nhưng riêng công nhân là chị thấy rồi, về quê cũng chẳng biết làm công việc gì, thành phố lớn việc còn hết, huống chi tỉnh lẻ".

Cơn mưa chiều vừa dội xuống, từ cổng xóm trọ, một vài công nhân đi làm muộn hối hả chạy xe về phòng trọ để tránh mưa cho kịp. Trên khuôn mặt họ lộ rõ vẻ mệt mỏi, lo lắng cơm áo gạo tiền, sống sao cho qua giai đoạn khó khăn này. Tiếng mưa rơi hòa vào tiếng trẻ con khóc, tiếng người lớn trò chuyện, để lại sau đó là những câu chuyện dài không hồi kết...

khong tang ca bi giam ngay lam cong nhan mon moi cho qua kho khan Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/6

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 11/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,4 triệu người với hơn ...

khong tang ca bi giam ngay lam cong nhan mon moi cho qua kho khan Gần 3 tháng chăm chồng bị tai nạn liệt nửa người, vợ con anh Thà kiệt sức

Người lao động Sùng Mí Thà cùng gia đình rời Hà Giang vào Bình Dương tìm công việc với mức lương hứa hẹn 9 triệu ...

khong tang ca bi giam ngay lam cong nhan mon moi cho qua kho khan Người lao động Mekophar hứng khởi tham gia ngày hội hiến máu

Ngày 05/6/2020, Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar (Công ty Mekophar) cùng CĐCS đã tuyên truyền vận động người lao động tham gia hiến ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm