Công đoàn

“Chiến binh Sen Vàng” sẵn sàng cất cánh cùng Vietnam Airlines và Tổ quốc

Dương Thùy
Tác giả: Dương Thùy
Trong mắt nhiều người, tiếp viên hàng không là một nghề lương cao, có danh tiếng và vi vu trên khắp phương trời. Nhưng đằng sau những vẻ đẹp thanh lịch ấy là sự vất vả, nhọc nhằn. Virus Corona “bé tí tẹo” khiến chúng ta cảm nhận rõ nhất một phần rủi ro, nguy hiểm mà họ phải đối mặt. Cũng như các y bác sĩ, lực lượng công an, quân đội, phóng viên thì những tiếp viên hàng không thực hiện những chuyến bay đón công dân về nước là chiến sĩ tuyến đầu chống dịch. Họ vẫn gọi nhau là những “chiến binh Sen Vàng”.
chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc
Tiếp viên hàng không khi đi bay tại vùng dịch sẽ được trang bị bảo hộ đầy đủ.

Chiến binh Sen Vàng sẵn sàng vượt lên dịch bệnh

Khi cộng đồng lo lắng về sự an toàn của mình thì những tiếp viên hàng không của Đoàn Tiếp viên (Vietnam Airlines) đã không ngại dấn thân để thực hiện chuyến bay đón công dân Việt Nam hồi hương tránh dịch. Những cô gái, chàng trai rất trẻ, giấu gia đình để đến tâm dịch đón đồng bào. Họ đã không sợ hãi trước rủi ro rình rập, sẵn sàng cách ly vì cộng đồng.

Tự hào về những tiếp viên của mình, ông Phan Ngọc Linh - Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên Vietnam Airlines cho rằng: “Sẽ rất khó để nói trong số hơn 3.000 tiếp viên của Đoàn, ai là người tiêu biểu nhất. Bởi chúng tôi là Một. Bất cứ tiếp viên nào cũng đều căng tràn nhiệt huyết, sẵn sàng thực hiện những chuyến bay vì tình yêu công việc và cống hiến cho đời”.

chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc
Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên Phan Ngọc Linh ký bàn giao Quỹ Tình thương của Đoàn Tiếp viên nhằm chăm lo cho người lao động.

Bước vào khu cách ly, Quyên đã trải qua thời kỳ khó khăn, đáng nhớ.Là “thủ lĩnh”, ông Phan Ngọc Linh - Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên Vietnam Airlines nhớ tính cách của từng tiếp viên trong Đoàn. Trong đó, Lê Thị Quyên - một tiếp viên nhiễm Covid-19 là một cô bé cá tính, quyết liệt, yêu nghề và đầy trách nhiệm. Quyên còn trẻ nhưng quả quyết xung phong bay vào nơi nguy hiểm. Khi cùng phi hành đoàn thực hiện chuyến bay mang số hiệu VN0054 từ Anh về Việt Nam vào rạng sáng ngày 2/3/2020, Lê Thị Quyên đã bị nhiễm Covid-19 và trở thành bệnh nhân số 59.

“Chuyến bay đó rất bình thường không ai biết có chuyện đó xảy ra. Sau khi biết có trường hợp dương tính thì cả phi hành đoàn rất… sốc! Mặc dù, Vietnam Airlines đã kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt, trang bị khẩu trang, găng tay và vật dụng khử trùng, xịt khuẩn cho phi hành đoàn trước chuyến bay. Nhưng nguy hiểm là không tránh khỏi. Nghe tin phải đi cách ly, em đã khóc và hoang mang. Nhưng em vẫn bình tĩnh khử trùng nhà, thay ga giường và tráng nước sôi tất cả các bát đũa trong nhà và thông báo cho tất cả mọi người mình đang là F1. Rồi chờ bác sĩ tới đón đi”.

chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc

Lê Thị Quyên (ngoài cùng bên trái) cùng đồng nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đoàn Tiếp viên, Công đoàn khi ở trong khu cách ly.

Có nhiều ngày, Quyên buồn đến bỏ ăn. Các chị cùng Đoàn cũng khóc vì thương Quyên cùng nỗi lo và sợ. “Mẹ em khóc rất nhiều khiến em rất buồn và lo cho mẹ. Điều quan trọng đã giúp em chiến thắng virus đó là tình yêu thương từ lãnh đạo cơ quan, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của em cùng những người bạn… trong khu cách ly” - Quyên chia sẻ.

Vào bệnh viện, hành trang Quyên mang theo là đồng phục tiếp viên màu xanh thiên thanh. Mỗi lần mở đồng phục giúp cô vơi đi cảm giác thèm bay. Quyên mong Vietnam Airlines sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn hiện tại, chiến thắng dịch bệnh để sớm lại được bay lên bầu trời xanh.

“Em đã tự nhủ lòng không sợ hãi và buồn chán. Em rèn luyện sức khỏe và đọc sách, kết bạn, xem phim trong thời gian điều trị bệnh. Khi Bệnh viện có chương trình đánh giá hiệu quả của một loại thuốc trong điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, em đã đăng ký. Em không ngờ việc làm nhỏ bé của mình được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen” - Quyên cho biết.

Khi có thông tin tiếp viên của Vietnam Airlines nhiễm Covid-19, một số ban quản lý chung cư ở Hà Nội và TP. HCM đã thông báo không cho tiếp viên hàng không tiếp tục cư trú. Hàng xóm nhìn tiếp viên như những “thủ phạm” gieo rắc virus về Việt Nam và kỳ thị. Tiếp viên hàng không đã rất buồn. Cộng đồng đã không thấu hiểu sự hy sinh của tiếp viên hàng không sau khi thực hiện những chuyến bay vào vùng dịch.

chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc
Khi biết thông tin về chương trình tham gia thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19, Quyên đã tình nguyện ghi tên mình vào danh sách.

Bà Vũ Thị Kim Cúc - Trưởng ban Nữ công, Công đoàn cơ sở Đoàn Tiếp viên kể: “Trong giai đoạn đầu tiên chúng tôi đi bay nhưng không biết có nhiều khách nhiễm Covid-19, nên sau mỗi chuyến bay tất cả các tiếp viên đều thực hiện cách ly. Rất khó khăn cho các tiếp viên có con nhỏ phải xa gia đình 14 ngày nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Khi được tin Lê Thị Quyên - tiếp viên đầu tiên dương tính với Covid-19, tôi đã khóc nhưng rồi nhắn tin động viên em. Em lạc quan lắm, em còn động viên lại tôi. Em bé nhỏ mong manh nhưng ý chí và đầy dũng khí của “chiến binh Sen Vàng”.

Mạnh mẽ đối đầu với rủi ro trong chuyến hành trình đưa khách hồi hương

Trò chuyện với PV Cuộc sống an toàn, chị Phạm Minh Hiền, Liên đội trưởng của Liên đội tiếp viên Vietnam Airlines, cho biết, Hãng hàng không Vietnam Airlines xác định chuyến bay đưa hành khách hồi hương từ vùng dịch về là cấp độ 4. Cho nên, tiếp viên của chuyến bay này sẽ được trang bị 7 thiết bị bảo hộ gồm khẩu trang N95, găng tay, bộ đồ bảo hộ, màng che chống giọt bắn, giấy tẩm cồn lau tay, bình xịt khử khuẩn... Không những thế, khách hàng từ vùng dịch này sẽ được Vietnam Airlines cung cấp một bộ đồ bảo hộ và khẩu trang y tế.

chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc
Tiếp viên hàng không khi đi bay tại vùng dịch sẽ được trang bị bảo hộ đầy đủ.

Điều đáng nói, tiếp viên luôn phải di chuyển trên khoang khách bằng bộ đồ bảo hộ đã được cấp phát từ đầu chuyến bay để theo dõi hành khách có biểu hiện lạ không. Nếu có sẽ đổi chỗ tránh lây nhiễm cho hành khách khác rồi báo ngay cho nhân viên mặt đất.“Trong chuyến bay, nếu hành khách khỏe khoắn bình thường sẽ được tiếp viên hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu như thức ăn nhẹ, nước đóng chai... Còn nếu hành khách có dấu hiệu về sức khỏe sẽ được tiếp viên hỗ trợ khách ngay vì họ đều được học về sơ cứu. Đặc biệt đối với hành khách có nguy cơ nhiễm cao, ốm yếu, các tiếp viên sẽ chuyển hành khách đến vị trí riêng, khoanh vùng khách, sử dụng nhà vệ sinh riêng. Nếu ở môi trường bệnh viện thì rộng và các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nhưng khi trên máy bay không gian hẹp, tiếp viên không thể biết hành khách của mình có bị nhiễm hay không. Mặc dù đã được trang bị các thiết bị bảo hộ nhưng vì không có chuyên môn y tế nên sẽ không tránh khỏi tai nạn nghề nghiệp như một số chuyến bay từ Nga vừa rồi” - chị Hiền chia sẻ.

Chuyến bay đưa hành khách từ vùng dịch về cũng giống như các chuyến bay thường khác, nếu đi từ châu Âu, châu Mỹ sẽ có từ 16 đến 20 tiếp viên chia làm 3 ca. Hành khách đều được phục vụ chu đáo với những nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, đồ ăn tránh lây nhiễm thay bằng đồ ăn gọn, nhẹ, đồ uống đóng chai. Môi trường làm việc của các tiếp viên khá chật, tiếp xúc với nhiều hành khách, khoảng cách chỉ từ 0,5m đến hơn 1m nên sẽ không tránh khỏi những rủi ro xảy ra.

Ông Phan Ngọc Linh - Đoàn trưởng Đoàn Tiếp viên Vietnam Airlines khẳng định: “Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhưng trong quá trình làm việc, dù đã được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, rủi ro vẫn không tránh khỏi. Trên những chuyến bay xuyên tâm dịch đón đồng bào về quê hương, chúng tôi đều xác định sẽ phải đi cách ly và có nguy cơ mắc bệnh. Để bảo vệ cho tiếp viên của mình, Đoàn Tiếp viên đã có những hành động kịp thời như đề nghị cơ quan chính quyền nơi tiếp viên cư trú để hỗ trợ ngăn ngừa hành động kì thị; động viên, khích lệ tinh thần những tiếp viên vượt lên khó khăn để được sống trọn vẹn với nghề”.
Trong những ngày giãn cách xã hội, không có chuyến bay nào, với nghề bay đó là điều rất buồn. Nhưng trong thời gian đó, tất cả đoàn viên đều học tập, luyện thi các chứng chỉ online để sẵn sàng chờ ngày Vietnam Airlines cất cánh trở lại. Với những tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines, họ nâng niu chữ “Sen Vàng” và luôn giữ gìn thương hiệu “quý như vàng” của hãng cũng như của Đoàn Tiếp viên. Ai cũng chung một ý chí đồng lòng, muốn được bay và mong muốn mang lại sự an tâm, an toàn cho mọi người, nhất là những đồng bào từ vùng dịch muốn trở về quê hương.Trong giai đoạn cả nước cam go “chống dịch như chống giặc”, nếu như ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, tránh xa người nhiễm Covid-19, tránh vùng dịch bệnh thì liệu chúng ta có kết quả chiến thắng bước đầu với loại virus quái ác đang hoành hành cả thế giới? Góp sức vào thành công ấy, có công sức của những “chiến binh Sen Vàng” - đội ngũ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.

chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 5/6
chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc Đồng chí Nguyễn Đình Khang: “Chung mâm cơm nghĩa là gia đình đấy”
chien binh sen vang san sang cat canh cung vietnam airlines va to quoc Từ vụ tai nạn mỏ đá ở Điện Biên: Nhiều doanh nghiệp thiếu quan tâm đến công tác an toàn

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm