![]() |
Phụ huynh động viên con gái trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa: toquoc.vn |
Hàng triệu thí sinh đang chịu áp lực lớn khi điểm thi tốt nghiệp PTTH đang bị hỏi dồn hằng ngày cùng với những tiếng thở dài của phụ huynh, người thân khi chưa bằng con ông Y, hay cháu bà X cao hơn nhiều. Cũng không ít em đang tự trách mình khi ba mẹ mong mỏi điểm số cao và đáp lại là những môn thi chẳng vừa ý. Dù cổng trường đại học vẫn rộng mở nhưng khá nhiều gia đình xem việc không vào được trường TOP này hay giảng đường đại học danh tiếng kia là thất bại của cả gia đình!
Vào đại học năm nay không khó bởi giờ đây tìm học sinh trượt tốt nghiệp và không học đại học nào là chuyện cực kì hiếm và lạ lùng. Với đa số người Việt, dù hướng nghiệp thế nào hay tuyên truyền ra sao thì tấm bằng đại học vẫn là điều mà họ hướng tới cho con cháu. Dù chông gai ra sao, khó khăn chất chồng hay tương lai phía trước khó đoán định thì cổng trường đại học vẫn là ưu tiên số 1 và vào những trường TOP đầu xem như ghi dấu thành công của cả đại gia đình.
Với kỳ vọng ấy, tâm lý như vậy và dồn cả hy vọng như thế thì chẳng khó hiểu khi trước 0 giờ ngày 24/7, phụ huynh nôn nao hồi hộp còn hơn cả thí sinh. Không ít nhà, điểm có thể trượt công lập hay chỉ đủ để học trường tư (dù có nhiều đại học tư tốt hơn) là thất bại đầu đời của con và xấu hổ của cha mẹ! Tâm lý lạc hậu, tư duy cũ kĩ ấy đang khiến không ít trẻ chập chững vào đời mang ngay mặc cảm và tự ti, gia đình bất ổn và tương lai có khi bất định.
Tại sao chúng ta cứ phải theo lối mòn của số đông và khổ sở vì những điều không phải lúc nào cũng đáng? Tại sao cha mẹ lại cứ bắt con cái đi theo con đường mình chọn dù có khi chưa chắc đúng? Vẫn biết rằng phụ huynh nên hướng chúng theo con đường tươi đẹp, tạo điều kiện cho con học trong môi trường tốt vẫn là điều nên làm nhưng cố bằng mọi giá, khi không được lại trút thất vọng lên con, dù kín đáo hay công khai cũng sẽ làm chúng tổn thương rất lâu.
Đâu phải đứa trẻ nào cũng thành thiên tài hay thi cử là thủ khoa. Cũng chẳng hẳn thi điểm thấp rồi học hành hay cuộc đời sau này như thế mãi. Chúng ta cũng từng bao lần thi cử chẳng đạt được điều mong muốn. Nhưng số thành công trong cuộc đời và bằng cấp như mong mỏi cũng đâu ít. Mình như vậy, cuộc đời như thế, thực tế đã chứng tỏ điểm thi hay bằng cấp chỉ là “phương tiện” để đi tới chứ không phải mục đích của đời người để rồi vấp váp dù lớn hay nhỏ xem như không còn gì để đứng lên vươn tới.
“Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con. Hãy nói với con rằng: "Ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con. Xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”. Đấy là bức thư của một hiệu trưởng, dù đến nay chưa ai biết thực hư thế nào nhưng đáng để phụ huynh suy ngẫm
Không ai dám tự khoe mình dạy con tốt hay con đường mình hướng cho con hoàn toàn đúng. Nhưng chúng ta cần bảo nhau rằng nhà nào lỡ có con thi điểm số chưa như ý đừng quá khắt khe với chúng, làm khổ cả con lẫn mình mà có thay đổi được gì đâu. Hãy chấp nhận và vui vẻ bước tiếp vì thật ra, một kì thi dù quan trọng cũng chỉ là dấu mốc trong cuộc đời còn dài phía trước. Các con cần cha mẹ động viên, đồng hành hơn là trách móc, so sánh với bạn này, nhà kia. Con đường ấy còn dài lắm, cần một điểm tựa vững vàng biết thông cảm chứ không phải những thở dài ngao ngán…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Đêm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điểm thi này cũng sẽ là tham chiếu ... |
![]() 5 trường đại học và học viện đã thay đổi kế hoạch học tập vào “phút 90” khi sinh viên đã chuẩn bị tới trường ... |
![]() Ngày 6/7, tại Đại học Huế, đã long trọng diễn ra lễ trao quyết định công nhận chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
