![]() |
Sinh viên ở khu B, Ký túc xá Đại học Quốc gia TP. HCM chuyển nhà trọ, sáng 11/2/2022. Ảnh: Mạnh Tùng (VnExpress) |
Các trường đại học và học viện đã “quay xe” trong quyết định của mình lần lượt là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công đoàn; Đại học Mỏ - Địa chất; Đại học Vinh; Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các trường trên, có trường cho một phần sinh viên nghỉ, vài trường khác cho toàn bộ sinh viên nghỉ.
Sinh viên nghe tin đương nhiên là bàng hoàng, ngơ ngác. Đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh. Rất nhiều em chia sẻ đã đặt cọc nhiều triệu đồng tiền nhà trọ. Việc học online ở Hà Nội, giữa lúc giá xăng tăng kéo theo một khoản chi phí sinh hoạt khủng khiếp. Nhưng cho dù sẵn sàng “bỏ cọc”, các em cũng không dám về. Bởi, trong thông báo, các trường đều có câu cuối rằng quyết định này được thực hiện “cho tới khi có thông báo mới”.
“Thông báo mới” là khi nào?
Chẳng ai biết. Ngay cả giảng viên hay những người có quyền quyết định của trường cũng chưa chắc biết. Vì đa số các trường nói thẳng là do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tạm hoãn kế hoạch học trực tiếp mà tiếp tục học online. Tức là, có thể hiểu, thông báo mới sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Mà dịch bệnh thì ai mà biết trước!
Các trường đại học có quyền tự quyết lịch học. Điều này làm những người quản lý trường có nhiều quyền hạn để xử lý các vấn đề đặc thù. Nhưng nó cũng đặt những người quản lý này những trách nhiệm rất lớn. Đó không chỉ là chống dịch, đó còn là đời sống của sinh viên và người nhà các em.
Xã hội đã bước sang giai đoạn thích nghi an toàn với dịch. Các công xưởng, công ty, hàng quán đã mở lại. F0 ở đâu, xử lý ở đấy. F1 đã tiêm vắc xin cũng đã giảm thời gian cách ly để không gián đoạn tới sinh hoạt, sản xuất. Các em sinh viên đều trên 18 tuổi, hẳn nhiên, phần nhiều cũng đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin trở lên. Những trường hợp đặc biệt chưa tiêm đủ sẽ cần giải pháp đặc biệt với nhóm nhỏ này chứ không thể dùng với cả một trường, một khóa.
Các trường đại học (với sinh viên và giảng viên đã trưởng thành, tiêm đầy đủ vắc xin) không có lý gì lại chống dịch kiểu cũ. Cách làm này chỉ tạo ra sự an toàn cho người quản lý còn hệ lụy rất lớn từ đời sống tới giáo dục sinh viên phải chịu.
Các trường đại học có thể coi như những mô hình dịch vụ bình thường. Và các trường hoàn toàn có thể hoạt động giảng dạy tại chỗ giữa những thách thức dịch bệnh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Bởi, đến trường đại học còn không mở thì bao giờ mới mở được hoàn toàn với các cấp học khác? Và nếu phản ứng dây chuyền, nhiều trường đại học cùng lúc “quay xe” thì khủng hoảng sẽ xảy ra trên diện rộng, khi mà cả triệu sinh viên "lơ ngơ" giữa thành phố không biết để làm gì. Đồng thời, nó cũng khiến ngành Giáo dục trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi “nút nghẽn” trở lại bình thường mới càng ngày càng thắt chặt.
Trường học các cấp mở cửa trở lại thì đời sống bình thường mới thực sự về. Và mệnh đề tiên quyết của điều này là trường đại học phải mở được. Đến trường đại học còn "run sợ" thì ngành Giáo dục sẽ không thể đảm đương được công cuộc sống chung, thích ứng an toàn với đại dịch!
![]() Thi thể nam sinh viên ở Đại học Sư phạm TP. HCM đã được tìm thấy trên sông Sài Gòn sau 3 ngày mất tích. ... |
![]() Xe ôm (trong đó có xe ôm công nghệ) thường tập trung đông ở các bến xe, bệnh viện, trường học... Người làm nghề xe ... |
![]() TS. Phạm Văn Toản – Trưởng khoa Cơ điện – Điện tử (Trường Đại học Lạc Hồng) luôn muốn sinh viên của mình hiểu rằng, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
