![]() |
TP. HCM xuất hiện một số chuỗi lây nhiễm mới sau khi phát hiện nhiều ca dương tính qua khám sàng lọc ở các bệnh viện. |
Đây có lẽ là lúc mà TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề nhất và thực sự “ốm” sau 4 lần dịch ập về trên cả nước. Hơn 800 ca tính đến trưa 14/6 thật sự là một con số thách thức cho thành phố trọng yếu nhất nhì đất nước này. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, TP.HCM và Bộ Y tế đã làm mọi cách có thể và nỗ lực nhiều cách để dịch không lây lan rộng, hạn chế số ca nhiễm nhưng đợt dịch này vẫn phức tạp chưa từng thấy.
Tuy nhiên cũng như mọi lần khác, đây không phải là lúc ngồi kêu ca, than phiền hay trách móc mà những điều cần cảm thông, siết chặt tay nhau, đồng lòng chống dịch đang át dần. Đây cũng chẳng còn là lúc sao không thế này hoặc đáng lẽ phải thế kia mà cần hơn những tấm lòng thấu cảm, nhiều điều sẻ chia để cùng nhìn về những ngày không còn giãn cách, bớt các ca nhiễm và TP.HCM yên lành.
Đến đêm qua số ca nhiễm ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã lên tới 53. TP.HCM đang trong những ngày cuối của đợt giãn cách đầu nhưng số ca nhiễm vọt lên 95 ngày 13/6 và từ sáng đến trưa nay 14/6 lại thêm trên dưới 40 ca nữa. Giờ đây thành phố trọng yếu của đất nước chỉ còn xếp sau Bắc Giang, Bắc Ninh về số ca dương tính trong đợt dịch và không ít chuyên gia hàng đầu đánh giá do đặc thù của thành phố lớn nhất nước nên tình hình dịch ở đây có thể đáng lo ngại hơn!
Lãnh đạo thành phố có lẽ cũng rất khó khăn khi quyết định như vậy và cũng đang tìm thêm phương án phù hợp hơn khi đời sống dân chúng thực sự vất vả, doanh nghiệp lao đao sau 1 năm chống chọi với Covid-19. Ai cũng hiểu sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu nhưng với hàng triệu người thì cứ như thế này lấy gì cầm cự đến khi vắc xin được tiêm cho đủ miễn dịch cộng đồng?
Cực kì khó cho cả dân chúng lẫn lãnh đạo khi mà tiền trong dân và ngân khố không như những con số đẹp thường hân hoan. Trong khi dù muốn hỗ trợ thì chính quyền cũng phải tính toán "co kéo" sao cho đủ nguồn và nếu có cũng chưa thể đến với số đông trong vài ngày nữa. Những gói hỗ trợ cho người dân đã được tính đến hy vọng sẽ sớm về với những gia đình đang cần kíp.
Nhưng dẫu thế nào, Sài Gòn có "mệt" đến đâu thì tôi tin người dân thành phố cũng sẽ gượng dậy rồi đứng lên như bao lần khác bởi sống được ở thành phố này thì ai cũng có sẵn "vắc xin" trong người. Đề kháng ấy sẽ lại mạnh mẽ hơn vào lúc khó khăn này. Nhìn người Sài Gòn đùm bọc, giúp đỡ nhau tôi càng nghĩ những người thương yêu và đồng lòng như thế sẽ vượt qua vất vả tạm thời và dễ dàng trở lại như trước.
Hôm nay tôi còn đọc được những dòng này trên trang của một doanh nhân “Sáng nay nhận được cuộc gọi từ miền Trung hỗ trợ 3 tấn gạo cho tôi để tặng các bếp nấu cơm cho bệnh viện, và nếu còn chúng tôi sẽ tổ chức đi phát cho các phòng trọ của công nhân cùng với cá khô do một chị ở Bình Thuận ủng hộ. Chị cũng ủng hộ 100 triệu cho các suất cơm cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bên cạnh đó là những khoản ủng hộ của bạn từ Hà nội cho 60 triệu đồng, bạn T. cho 15 triệu đồng , vợ chồng cháu A. cho 13,5 triệu , chị C. cho 6,75 tr… cùng rất nhiều các anh chị em đã chuyển khoản vào tài khoản của tôi”
Những tình cảm từ nhiều nơi như thế này, san sẻ với TP.HCM lúc khó khăn đang làm người dân thành phố ấm lòng hơn. Tuy nhiên thành phố đang cần nhiều thêm những chính sách “đỡ đần” qua hoạn nạn, nhất là nên được ưu tiên vắc xin và giảm bớt thuế phí. Cái đó quan trọng hơn những hứa hẹn còn ở thì tương lai. TP.HCM yên, cả nước sẽ ổn và rất nhiều tỉnh thành sẽ an toàn.

“Là cán bộ công đoàn, khi thấy đoàn viên của mình rơi vào khó khăn, nguy hiểm do dịch bệnh thì sự an toàn của ...

Bắt đầu từ ngày hôm nay (13/6) đến 15/6, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp nhận công nhân về từ tỉnh Bắc Giang (nếu có nhu ...

Mới đây, trong văn bản trả lời UBND quận Hà Đông và các cơ quan liên quan, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nam ...
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
