Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận với báo chí rằng tin nhắn trên là thật. Tuy nhiên, theo bà Trúc, bà không có ý phân biệt, kỳ thị giới và cũng không có ý bắt các em nam - nữ ngồi riêng, mà mọi người đang hiểu nhầm do bà… “dùng từ không khéo”. Câu chuyện xảy ra ở Trường THPT Dương Văn Thì (P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. HCM).
Bà Trúc nói với Thanh Niên: “Tôi đã từng có nói với các con, là nếu các con đi theo xu hướng đấy (tức là trong cộng đồng LGBT - PV) thì đấy là chuyện bình thường. Không có gì mặc cảm hết, cứ đường hoàng chính chính, vì không vi phạm pháp luật gì hết. Tôi không kỳ thị đến xu hướng tính dục của các con. Tôi đã chăm chút và yêu thương các con bằng tất cả tâm huyết của nhà giáo".
![]() |
Tin nhắn được cho là kỳ thị học sinh "có vấn đề về giới tính". Ảnh chụp màn hình. |
Tất nhiên, việc điều hành nhà trường do các thầy cô, những người gần với học sinh nhất, sẽ tính toán, xử lý sao để các con có thể phát triển toàn diện, an toàn nhất. Tất nhiên, phần nào đó, cô Trúc và nhà trường cũng có thiện ý nhất định trong quyết định “nội bộ” gửi giáo viên. Tất nhiên, ở lứa THPT, tình yêu chớm nở với các em học sinh cũng cần những sự điều tiết nhất định từ thầy cô để đảm bảo không có điều đáng tiếc gì xảy ra.
Song, dù có thế nào, việc trường yêu cầu bố trí chỗ riêng với các học sinh “có vấn đề về giới tính” kèm mở ngoặc ghi rõ là đồng tính nữ/ nam là một sự phân biệt rất nặng nề. Học sinh có giới tính khác sẽ bị/được đối xử đặc biệt. Và dù có được đối xử theo hướng tốt hơn thì hành động của nhà trường cũng là hành vi gắn mác “có vấn đề”.
Người ta cũng không hiểu thầy cô phát hiện các em “có vấn đề giới tính” như thế nào? Không ai biết nhà trường tách các em ra để làm gì khi đến Bộ Y tế còn vừa khẳng định đồng tính không phải là bệnh và nghiêm cấm các cơ sở y tế bịa ra việc “chữa bệnh đồng tính”?
Và cô Trúc khẳng định đồng tính là “chuyện thường” tại sao lại dùng cụm từ rất nực cười là “có vấn đề về giới tính”?
Thực ra, vấn đề không phải là câu chuyện kỳ thị một nhóm người, mà cụ thể ở đây là đồng tính. Mà sự trái khoáy, bất hợp lý nằm ở cách điều hành của Trường THPT Dương Văn Thì. Cụ thể, có những việc liên quan tới học sinh đã không được thông báo rộng rãi tới học sinh. Tất cả được vận hành bằng những tin nhắn nội bộ.
Tin nhắn nội bộ liên quan tới quyền lợi của học sinh sẽ làm mọi chuyện dù tốt hay xấu kín kẽ hơn. Song, nó cũng làm điểm mù của hệ thống trở nên lớn hơn. Tôi tin, cô Trúc không hình dung được mức độ rất nghiêm trọng về tin nhắn ấy. Tôi cũng tin, cô Trúc thực tâm mong muốn điều tốt đẹp cho học sinh của mình.
Khi đọc những phản hồi của chính học sinh nhà trường trên báo, tôi tiếc rằng đáng ra cô Trúc nghe được những tiếng nói của học sinh mình sớm hơn, trước cả khi cô ra “văn bản nội bộ”. Nếu nghe được, cô sẽ nhận thức được mức độ nghiêm trọng trong phát ngôn của mình và biết cách hài hòa quyền lợi học sinh cũng như ý chí nhà trường. Một giáo viên đại diện nhà trường đưa ra một thông điệp thực hành đầy phân biệt là một vấn đề cực kỳ phản giáo dục.
Và câu chuyện trên có thể xử lý bằng một văn bản hay một buổi nói chuyện toàn trường. Nhưng vấn đề vẫn còn đó nếu nhà trường tiếp tục quyết định các việc liên quan tới quyền lợi học sinh dựa trên ý chí của các giáo viên qua các văn bản không công khai.
Và trường của cô Trúc không phải là trường học duy nhất đang điều hành theo lối ấy.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Qũy xã hội hóa đang trở thành cái tên mỹ miều cho các khoản lạm thu hoặc bị các uyển ngữ “trên tinh thần tự ... |
![]() Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói như thế và cho rằng con số gần 40.000 cán bộ, công ... |
![]() Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều qua 28/10, ông Lê Thanh Vân (Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội) ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
