![]() |
Vụ việc Youtuber từ chối phát cơm từ thiện khiến dân mạng phẫn nộ. |
Trong các clip trên kênh YouTube của người này, nhiều hình ảnh, câu chuyện lớn tiếng, nhiếc móc người nhận cơm từ thiện. Cụ thể, chủ kênh YouTube mắng một cụ ông vừa xếp hàng đợi cơm vừa gãi: "Ông đừng có gãi sồn sột thế, nó bắn cái nọ cái kia ra bàn phát cơm của tụi con. Chỉ sợ văng con nọ con kia ra, rất là nguy hiểm. Chỗ phát cơm linh thiêng của người ta mà ông làm không ra sao cả".
Hay người này cật vấn một người phụ nữ tới nhận cơm: “Tại sao chị sơn móng chân mà chị lại đi nhận cơm từ thiện?”. Người phụ nữ đáp lại là lấy giúp người khuyết tật. Chủ kênh YouTube vẫn chưa buông tha mà mỉa với theo rằng “có những người mình không phát cho họ thì họ sẽ chửi”.
Clip khiến dư luận phẫn nộ tột cùng với “cách cho”. Chẳng ai có thể chấp nhận việc cho suất cơm từ thiện rồi mắng những người bằng tuổi cha, bác mình. Đó là lối hành xử trịch thượng, thực dân khi nhìn đời từ trên xuống. Lối “cho” ấy là cho đi để nhận lại “quyền uy” của người bề trên.
Khi ồn ào, chủ clip có lên tiếng phân trần. Rằng anh đuổi người móc túi. Rằng anh đuổi người có ý đồ vụ lợi. Rằng anh đuổi những thành phần mà anh cho là “bất hảo”.
Tất nhiên, việc từ thiện là rất khó. Ngay cả trường hợp vụ lợi cũng có chứ không phải không. Mỗi đoàn thiện nguyện sẽ có cách hành xử riêng mà người ngoài cũng khó phán xét phải trái. Nhưng người chủ clip không lý giải được rằng anh quay clip ấy để làm gì? Mà không chỉ một clip, anh quay nhiều clip về việc “đuổi” người tới nhận từ thiện. Kỳ khôi ở chỗ, kênh YouTube của anh có bật kiếm tiền!
Tức là, người xem sẽ mơ hồ thấy mối liên hệ của việc phát cơm, đuổi khách như một dạng nội dung có thể sinh lời. Và nhìn vào số lượng người xem sẽ thấy, dòng nội dung này thu hút lượng quan tâm lớn. Đồng nghĩa, khoản thu về từ việc quảng cáo mà YouTube trả là không hề nhỏ. Tất nhiên, anh có thể quay vòng số tiền ấy vào mục đích từ thiện (trường hợp này là người viết giả định vậy). Nhưng, những gờn gợn trong lòng người xem về sự tanh tao của “chiếc áo từ thiện” là có thật.
Quay trở lại những đoạn clip miệt thị, xúc phạm người tới nhận cơm từ thiện. Bên cạnh cách hành xử mà người làm clip cho rằng nó đảm bảo cơm tới đúng đối tượng thì điều đáng nói là những ánh mắt ngại ngần khi thấy camera.
Cứ cho tất cả những người anh đuổi ra là đúng thì những người còn lại, không đáng phải lên “sóng” trong cơn khốn khó của cuộc đời. Những người khó khăn đã cố gắng rất nhiều để xếp hàng lấy phần cơm từ thiện trước ánh nhìn của người đi đường. Giờ, họ còn bị những góc camera chĩa cận mặt, khắc họa đầy đủ những nếp nhăn, những mệt mỏi trong cơn bĩ cực của đời người.
Có ai muốn mình lên hình lúc ấy không?
Tôi nghĩ rất ít. Và những clip quay đặc tả những người nhận cơm từ thiện đã chạm tới phần nhạy cảm nhất của hoạt động vốn rất tốt đẹp này: phẩm giá con người. Một lằn ranh vô hình không ít người vô tình phạm phải nhưng lần này ở mức độ rất nghiêm trọng.
Từ hình ảnh người bị tố giác (chỉ là tố giác cảm tính) ăn chặn cơm của người nghèo tới những người được xác định là khốn khổ thật đều không có bất cứ kỹ thuật quay giấu mặt hay bôi mờ mặt nhân vật nào. Tất cả đều hiển hiện như một lẽ tự nhiên, trong điểm mù nhận thức và góc khuất của đạo đức truyền thông.
Dù người chủ clip có thanh minh thế nào thì những hình ảnh của những người khốn khổ kia vẫn lan truyền khắp mạng xã hội. Và cho đến lúc này, một vài clip “đuổi” người xin cơm từ thiện kia vẫn đang nhảy số vèo vèo vào tài khoản người đăng tải chúng.
![]() Có công việc ổn định, thu nhập bình quân 8 triệu đồng/tháng, Lê Thị Hương Lan (quê Thái Nguyên) cho rằng đó là sự may ... |
![]() Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp tại Bình Dương. Hiện nay, tổng số ca mắc từ đầu đợt dịch lần thứ 4 ... |
![]() Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ "Mong nhân dân ủng hộ, thông cảm nếu phải giãn cách, phong tỏa trên diện rộng" khi ông ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
