Một cuộc chiến thực sự đã bắt đầu Lao động tự do chật vật mưu sinh khi giãn cách xã hội TP HCM - điều gì sẽ tới? |
![]() |
Đường phố Sài Gòn vắng vẻ trong ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16 (Ảnh NLĐ). |
Tôi nghĩ điều gì phải đến sẽ đến, sẽ có thêm những quyết định cần thiết đưa TP HCM vượt qua những khó khăn hiện thời. Điều đấy có thể thực thi sau khi học sinh thi tốt nghiệp THPT xong và đó cũng là chuyện không tránh khỏi dù chẳng ai muốn khi hai ngày liên tiếp đã vượt qua 1000 ca, TP HCM chưa có dấu hiệu giảm mà nhiều ngày liền 500-700 ca!
Bộ Y tế cũng đã có công văn hỏa tốc huy động nhân viên y tế, y bác sĩ từ 14 tỉnh chuẩn bị chi viện cho TP HCM trong cuộc chiến khốc liệt với virus Corona này. TP HCM đang nỗ lực bằng mọi cách để Covid-19 đỡ lan rộng, đời sống người dân bớt bị ảnh hưởng quá nhiều.
Những giãn cách và biện pháp gần 1,5 tháng qua dường như chưa đủ để Sài Gòn dứt bệnh và giờ đây phải "thà một lần đau" để dập cho bằng được dịch, không chỉ vì hơn 10 triệu dân TP HCM mà Sài Gòn có bề gì, cả nước cũng khó bình yên! Với những người còn chút của ăn của để, dù không giàu nhưng cũng khó bị dứt bữa, đói ăn trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt không quá dài.
Điều mà không chỉ dư luận mà cả lãnh đạo thành phố lo lắng là hàng triệu người phải lao ra đường mới có cái ăn hàng ngày và có khi tương đương con số ấy thường nương nhờ vào họ ở ngoài quê, tỉnh thành khác. Thành phố lớn nhất nước cũng không dễ để giãn cách triệt để như nhiều nơi đã làm khi là đầu mối giao thương, trung tâm kinh tế và sản xuất, kinh doanh tại đây sầm uất hơn bất cứ tỉnh thành nào.
Chính phủ đã có gói 26.000 tỷ, TP HCM cũng sẽ hỗ trợ gần 900 tỷ nhưng vẫn còn phải chờ và có lẽ không thể bao quát được ngay, đỡ đần được hết. Những ngày qua, bà con mình tự giúp nhau rất nhiều nhưng khó khăn chung thế này sẽ trụ được đến bao giờ? Đói kém có thể không đến nỗi nhưng thiếu thốn, vật vã chắc không tránh khỏi nếu chưa có nguồn nào khả dĩ hơn. Chắc chắn khi nghiêm ngặt hơn, TP HCM và cả Chính phủ sẽ tìm cách để “không ai phải ở lại phía sau”.
Nhiều người cứ nói thôi đành sống chung với Covid như Singapore đang làm hay Anh sẽ "mở toang" vào cuối tháng. Nhưng cả Sài Gòn mới chưa đầy 10% dân số tiêm mũi đầu, cả nước cũng chỉ trên dưới 2-3% thì sao lại đi so với Anh đã 86% hay hơn 40% ở Singapore? Chỉ khi nào vắc xin đủ cho cộng đồng đạt được tỷ lệ miễn dịch cần thiết thì sống chung không phải là thảm họa như nhiều nước đã từng mắc phải.
Đành rằng tỷ lệ tử vong chỉ nhỉnh hơn 0,5%, chuyển nặng chưa đến 20% số ca nhiễm nhưng không siết chặt, bỏ giãn cách thì cha mẹ, ông bà chúng ta, những người luôn sẵn bệnh nền liệu có trụ nổi khi dương tính và dịch cúm tàn phá? Bây giờ với từng ấy ca, hệ thống y tế còn cầm cự được nhưng thêm vài chục ngàn ca nữa chuyển nặng với một mớ bệnh nền thì sẽ như thế nào đây?
15, thậm chí 30 ngày giãn cách nghiêm ngặt hơn không quá dài dù rất khó khăn và cực kì thiếu thốn với bà con nghèo. Nhưng có lẽ trong nhiều cái xấu phải chọn cách ít xấu hơn. Tôi chỉ mong những bàn bạc và quyết sách hỗ trợ dân chúng sớm thành hiện thực, tiền nhanh đến với bà con chứ đừng để nhìn quá lâu trên TV.
Tôi cũng hy vọng TP HCM sẽ có thêm những chính sách để dễ thở, bớt nộp, dành nguồn để chống dịch và giúp chính người dân thành phố này. Khỏe lại và hồi phục sớm thì Sài Gòn mới ăn nên làm ra, còn cứ trầy trật và "đau ốm" thế này nhìn vừa xót xa vừa cay mắt. Thôi thì cùng nhau chịu thêm một "lần đau" nữa để vết thương đang có, bệnh dịch đang mắc lành hẳn bởi TP HCM bình yên và an toàn thì cả nước sẽ dần yên ổn…
“Tôi tin là nó biết mẹ sẽ đứng chờ và có động lực làm bài tốt hơn. Cuộc thi này rất quan trọng, chỉ đồng ... |
Ngày 6/7, Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội đã thanh toán xong cho công nhân vệ sinh môi trường phường Tây Mỗ và ... |
Ngay khi thông tin TP Hồ Chí Minh chính thức giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 được công bố rộng rãi, nông, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
