![]() |
Đại diện công nhân vệ sinh môi trường ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đến cảm ơn Tòa soạn Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày 7/7. |
Câu chuyện tôi muốn kể vừa diễn ra sáng 7/7/2021. Đại diện công nhân vệ sinh môi trường ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đến Tòa soạn Tạp chí Lao động và Công đoàn cảm ơn vì đã giúp họ đòi nợ lương.
Từ thư kêu cứu của chị em công nhân phường Tây Mỗ và Cầu Diễn, hơn 2 tháng ròng rã, phóng viên của chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu về các cuộc đời khó khăn vất vả bị nợ lương. Có người phải ngủ vỉa hè vì không có tiền thuê trọ, vay lãi để cầm cự sống. Chúng tôi kết nối các công nhân khác cũng bị nợ lương, cùng họ đến Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động rồi UBND quận Hà Đông, mời luật sư tham vấn, viết gần 10 bài báo, làm video đăng tải.
Khi đã đủ chứng lý thì chuyển các báo, kêu gọi cùng vào cuộc. VTV, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động và hàng chục báo đã có bài. Các đồng nghiệp của chúng tôi, nhóm Hạt Vừng cũng chia sẻ, họ lan tỏa yêu thương của cả xã hội dành cho những người lao động nghèo, đóng góp để mỗi công nhân có thêm 5,9 triệu đồng hỗ trợ.
Ngày 6/7, Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội đã thanh toán xong số lương còn nợ cho công nhân vệ sinh môi trường phường Tây Mỗ và Cầu Diễn. Trên 60 công nhân, tổng cộng 1,3 tỷ đồng lương trong năm 2020 đã được trở về với những bàn tay chai sạn hằng ngày cầm chổi quét đường. Trước đó, ngày 19/6, các công nhân cũng đã được thanh toán đợt 1 với số tiền 500 triệu.
Khi đến tòa soạn, ôn lại quá trình đi đòi nợ cùng phóng viên, chị Tính, người hàng chục năm làm nghề quét rác kể thêm về những cảnh đời khó khăn trong tổ của chị.
Tính - Tỉnh - Tình - Cành.
Bốn chị. Bốn cái tên. Bốn số phận. Nhưng họ cùng một nghề quét rác ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), cùng bị nợ và cùng mới đòi được lương.
Chị Tính “khỏe” nhất. Nhà chị ở Vân Canh. Chị được gia đình và con hỗ trợ. Chị xông xáo cùng chúng tôi đi đòi lương nợ cho người khác. Đến tòa soạn cảm ơn, chị đưa 1 cái phong bì bảo "chị có chai nước mời các em, em cứ cầm đi, chị nhìn rồi, ở đây không có camera đâu". Bọn tôi cười mà nước mắt ứa ra.
Chị Tỉnh có một con riêng. Lấy chồng thứ hai, có thêm con nữa. Chồng mất, để lại 2 đứa con riêng của chồng và một mẹ già. Con riêng của chồng lại mới có con mà chưa có chồng. Mẹ chồng ốm nặng không biết ngày nào về cõi Phật. Mình chị đi làm nuôi 6 người. Đêm đi quét rác. Ngày đi mổ cá thuê để có thêm 3 triệu/tháng.
“Sao chị không ôm con mình ra ngoài mà sống?"
"Làm thế sao được, mẹ chồng, con chồng cũng là mẹ mình con mình mà …”
Chị Tình: Đau ốm, nuôi 2 cháu, 1 con chạy thận.
Chị Cành mù chữ, lấy chồng câm điếc. Chồng cùng vợ đi quét rác. Mỗi khi nhà hết tiền, cần chi tiêu gì thì chồng lôi vợ ra đánh. Chị Tính kể: “Chiều qua, nhà đấy lại tươi cười hạnh phúc. Cô vợ cầm được tiền nợ lương đem về, chồng ra đón tận cửa…”
Tối xem TV lại thấy đưa tin vẫn còn những công nhân vệ sinh khác bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội. Rồi những hình ảnh nghề vệ sinh môi trường nguy hiểm.
Tôi nhớ câu chuyện được đọc đã lâu, đêm 30 Tết Bác Hồ đến thăm gia đình người lao động nơi phố cổ. Bác hỏi: "Cháu làm nghề gì?" Chị thưa: "Cháu là phu đổ thùng". Bác dặn: "Không được gọi thế, nghề của cháu là công nhân vệ sinh. Cháu nên tự hào về công việc của mình".
Nửa thế kỷ trước Bác đã quan tâm đến những công nhân vệ sinh môi trường như vậy.
Còn chúng ta, ngày nay, thì sao?
![]() Lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an quận Liên Chiểu phối hợp với Công an phường Hoà Minh vừa tiến hành kiểm tra kho ... |
![]() “Em ước nhiều lắm nhưng không điều ước nào thành… Ví dụ em chỉ cần chồng em ngồi dậy được, biết em là ai. Em ... |
![]() “Nghe thấy có gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, tôi mừng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
