Vụ án Phương Hằng - Hàn Ni cũng là kỳ án, bởi lẽ, cả hai đều gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo người kia phạm tội theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, rốt cuộc cả hai đều bị tạm giam cũng chính bởi tội danh này. Một vụ án mà cả hai bên vừa là bị hại lại cũng vừa là bị cáo, đó là những vai trò pháp lý rất trái ngược nhau của cùng một người. Cả hai người khi livestream trên mạng xã hội chắc đều nghĩ rằng minh không vi phạm pháp luật, nhất là Điều 331, điều luật mà mình tố cáo đối phương vi phạm, nhưng rồi cả hai người đều vi phạm điều luật này.
Bà Phương Hằng bị bắt trước thì có lẽ nhiều người không ngạc nhiên lắm vì họ cho rằng bà phát ngôn quá khích, xúc phạm người mà bà đả kích, hơn nữa nhiều người cho rằng vì bà Hằng không phải là chuyên gia pháp lý, nói năng cảm tính nên dễ vi phạm pháp luật; nhưng đến khi bà Hàn Ni bị bắt tạm giam thì nhiều người có vẻ bất ngờ, vì dù gì thì bà cũng là nhà báo hoạt động liên quan đến pháp lý, mặt khác lại còn là một luật sư thường tư vấn luật cho người khác. Cho đến khi bà và những người có chuyên môn pháp lý như tiến sĩ luật, luật sư bị bắt thì câu chuyện phát ngôn trên mạng xã hội có thể dẫn đến lao lý, không ngoại trừ một ai.
Cũng không ít người bình luận một cuộc khẩu chiến mà không có người chiến thắng, cả hai bên đều bại. Thành ngữ xưa từng có câu: "Lưỡng bại câu thương" nghĩa là hai bên đối địch cuối cùng đều thất bại, đều không thu được lợi ích gì.
Cuộc khẩu chiến này cho thấy, những câu chuyện mà dân gian hay gọi nôm na một cách giản đơn là: cãi vã, nói cho sướng miệng, chửi cho sướng miệng đã đến lúc phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, nhất là thể hiện trên diễn đàn mạng xã hội, nơi nhiều người biết và có đủ thượng vàng hạ cám cũng như vô số thị phi không dễ gì phân minh đen trắng. Lời nói không phải gió bay mà lời nói nhiều khi là “đọi máu”. Nên chuyện uốn lưỡi trước khi phát ngôn không phải là câu răn những người trẻ lòng non dạ mà cả với những người có học hành bài bản, từng trải chuyện đời.
Nhân tiện, cũng xin nói thêm, mạng xã hội dễ gây cho người ta ảo tưởng là "anh hùng bàn phím", thay trời hành đạo; sự tung hô cảm tính hoặc hiếu kỳ, hiếu sự của đám đông nào đó rất dễ trở thành một loại "ma túy" truyền thông gây nghiện và tạo nên ảo giác nguy hiểm, có thể làm mờ mắt, rối trí cả những người được cho là thông minh, tỉnh táo. Tiếng reo hò của đám đông dù dễ đánh lừa tai nghe nhưng cũng rất dễ qua đi như bọt sóng, rồi để lại những tai họa không ảo mà rất thực, chỉ bản thân và gia đình gánh chịu, xã hội tổn thất. Rồi mai có thể lại có một đợt sóng khác thế chỗ, tạo nên những ầm ĩ khác nhiều khi chẳng có chút ích lợi gì mà chỉ tốn thời gian, công sức bao người, hoặc nếu có chỉ liên quan thì cũng chỉ là câu chuyện của một vài cá nhân, không phải là mối quan tâm chính đáng của nhiều người, của cộng đồng.
Ai cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ trong môt ngày, dù là vua chúa hay thường dân, dù là thiên tài hay là người bình thường. Dùng nó thế nào cho có ích, hiệu quả nhất đó lại là việc của mỗi người, trong đó có thời gian tham gia vào mạng xã hội.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
