![]() |
Căn nhà của mẹ con chị Lê Thị Thu. |
Thời gian qua, các công ty gặp nhiều khó khăn giữa tình hình dịch bệnh chung trên cả nước. Không chỉ các khu công nghiệp lớn mà ngay tại vùng quê nghèo, những công ty nhỏ vốn tạo ra việc làm trực tiếp cho người dân địa phương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó đối tượng dễ tổn thương nhất chính là người lao động, những người có thu nhập bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vấn đề việc làm của các công ty, xí nghiệp.
Một ngày cuối hè yên ả, xuôi theo dòng sông Cầu Chày, chúng tôi đến xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, theo xu hướng phát triển chung của đất nước, đời sống kinh tế của người dân Yên Thịnh ngày càng được cải thiện, việc xây dựng mới Cầu Vàng nối liền Yên Định và Thọ Xuân đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển giữa các xã lân cận của hai huyện. Đặc biệt, việc hình thành cụm công nghiệp tại xã Định Liên với nòng cốt là các doanh nghiệp may mặc, giày da đã giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều công nhân, trong đó có nhiều người dân tại xã Yên Thịnh đang lao động tại đây.
Trong số những công nhân đang làm việc tại cụm công nghiệp Định Liên, chúng tôi không khỏi trăn trở với hoàn cảnh của chị Đỗ Thị Thu. Như bao cô gái tại các vùng quê, sau khi học hết phổ thông, chị Thu lấy chồng, sinh con và mơ ước về một cuộc sống ấm êm. Tuy nhiên cuộc sống vợ chồng có nhiều khác biệt nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Do hôn nhân không hạnh phúc nên vợ chồng chị đường ai nấy đi, cháu bé ở cùng chị. Cha mẹ giờ đã già, sức khỏe yếu nên chị phải chạy qua chạy lại đỡ đần. Chị chia sẻ: “Tuy bố mẹ đã cao tuổi, nhưng may mắn các cụ cũng chưa phải đi viện vì bệnh hiểm nghèo, chỉ mong như vậy chứ nếu đổ bệnh nặng chị cũng không biết phải làm sao”.
Thế nhưng ông trời vẫn thử thách người phụ nữ đó khi con của chị chậm phát triển về tư duy, không được như những đứa trẻ bình thường khác. Khi nhìn những đứa trẻ hàng xóm có gia đình đầy đủ, được giáo dục vui chơi trong tình yêu thương của cả gia đình, chị không khỏi chạnh lòng.
![]() |
Hai mẹ con chị Lê Thị Thu |
Do không có điều kiện học tập, chị không biết phải giáo dục dạy dỗ con như thế nào cho đúng. Cũng có người khuyên cần áp dụng phương pháp giáo dục đặc biệt cho con của chị. Thế nhưng việc lo ăn uống hay để con khỏe mạnh có lẽ đã là niềm mong ước của chị. Những ngày con ốm sốt, chị phải xin nghỉ việc để chạy chữa cho con. Mọi gánh nặng kinh tế, gia đình giờ đây đổ dồn lên đôi vai nhỏ bé. Nhiều đêm ôm con, chị nuốt nước mắt trong lòng và tự nhủ rằng mỗi ngày dù khó khăn vất vả đến thế nào đi nữa thì chị cũng sẽ vì con mà cố gắng vượt qua. Tuy không người thân ở bên giúp đỡ, nhưng có lẽ với tình yêu của một người mẹ, chị chưa bao giờ cảm thấy nản lòng.
Chị Thu luôn tự nhủ rằng mình phải cố gắng nhiều hơn những công nhân khác, làm việc chăm chỉ hơn, cố gắng làm tăng ca để phòng khi lúc khó khăn hay lúc con ốm cũng có chi phí để chạy chữa. Nhờ có khu công nghiệp mà những người như chị, dù không có điều kiện học hành, cũng có một công việc ổn định với mức lương đủ cho chi phí sinh hoạt của hai mẹ con.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, các công ty sản xuất giày da, may mặc... không tránh khỏi tình hình khó khăn chung. Những đơn hàng bị cắt giảm khiến cho rất nhiều công nhân nằm trong kế hoạch cắt giảm nhân sự của công ty.
Những người công nhân cũng hiểu rằng thời điểm này công ty đang phải chịu khó khăn rất lớn. Họ thông cảm, cố gắng làm những công việc khác trong thời gian tạm ngừng hợp đồng. Mục đích là để có thu nhập trang trải cuộc sống và hy vọng được quay trở lại công việc sau khi dịch bệnh chấm dứt.
![]() |
Chị Thu tâm sự: “Bao năm nay, cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo đẳng gia đình tôi" |
Cũng trong hoàn cảnh đó, chị Thu tìm đến phụ giúp cho những trang trại hay giúp việc theo ngày cho những gia đình có nhu cầu. Những ngày lao động từ sáng đến tối, công việc chân tay chủ yếu là ở ngoài trời giữa nắng nóng ngày hè nhưng mức thu nhập không ổn định. Chị tâm sự: “Lúc này có công việc để làm là điều may mắn, chị không dám mong điều gì hơn”.
Công việc tuy vất vả lại bấp bênh nhưng cũng giúp hai mẹ con có những bữa cơm no. Dù có chịu khó khăn, cực nhọc nhưng mỗi lần đi làm về được trông thấy con khỏe mạnh, được nghe con nói những câu nói dù không rõ nghĩa nhưng cũng là nguồn động viên vô cùng lớn để chị vượt qua khó khăn.
Chị tâm sự: “Bao năm nay, cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo đẳng gia đình tôi. Từng trải qua những năm tháng đó, điều khiến tôi lo lắng nhất là việc con chậm phát triển trí tuệ”.
Nhìn đứa bé hồn nhiên ngây thơ sắp bước vào tuổi đi học, không biết rằng tương lai của con đi về đâu khi mà đến một ngày chị sẽ không còn bước tiếp cùng con. Hoàng hôn buông xuống trên triền đê, bóng hai mẹ con khuất dần sau rặng tre. Chúng tôi vẫn không quên được ánh mắt của người nữ công nhân chịu thương chịu khó, trong những lúc khó khăn nhất vẫn ánh lên niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng.
![]() Tranh thủ dịp nghỉ Hè, nhiều học sinh quyết định đi làm công ty để kiếm tiền. Các em làm việc 12 tiếng mỗi ngày, ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24,3 triệu, hơn 828 ... |
![]() Không phải tôi lại định làm thơ vè gì đâu, mà là tôi tả thực tâm thế của ông đại biểu Quốc hội Phạm Phú ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
