Cụ thể, trong bài phát biểu của mình, hoa hậu Đỗ Thị Hà nói có đoạn: “Cảm ơn cả những lời chê, lời khen, lời miệt thị... đã một phần nào đó giúp tôi mạnh mẽ hơn, để đứng ở đây truyền cảm hứng cho mọi người. Cảm ơn những ngày tháng khó khăn, vất vả, để tôi luyện nên một Đỗ Hà trưởng thành, mạnh mẽ. Có những lúc tôi mệt mỏi, bật khóc một mình, nhưng bây giờ tôi đứng đây với sự tự tin, hãnh diện về 2 năm đương nhiệm".
Đáng nói, suốt phần trình bày của mình, cô hoa hậu đã khóc nức nở. Lập tức, nhiều quan điểm cho rằng, hoa hậu đã hơi “lố”, hay nặng nề hơn là “diễn quá đà”. Chưa hết, liền sau đó, họ cân đong từng hoa hậu và cho rằng, nhiệm kỳ của Đỗ Thị Hà có phần mờ nhạt, yếu kém…
![]() |
Đỗ Thị Hà xúc động khi phát biểu kết thúc đương nhiệm. Ảnh: zingnews.vn |
Sự việc ồn ào tới mức, hoa hậu Đỗ Thị Hà - vốn khá kín tiếng - cũng phải đăng đàn giải thích: “Không phải vì tôi không biết buồn, mà vì tôi luôn buộc bản thân mình phải mạnh mẽ để từng nơi mình đi, từng công việc mình làm phải tràn đầy năng lượng nhất của một hoa hậu. Nhưng trong thời khắc đầy hoài niệm ấy, tôi chẳng thể giữ những giọt nước mắt đầy hạnh phúc và tự hào. Nước mắt đến từ trái tim, chẳng phải đến từ bộ não. Những cảm xúc chân thật sẽ chẳng bao giờ làm mình xấu đi, phải không?".
Trước đó, hoa hậu Kỳ Duyên cũng từng “dính thị phi” chỉ bởi bức ảnh cô ngủ trên máy bay. Đã có ý kiến lúc đó cho rằng, hoa hậu Duyên.. “vô duyên”. Cả những lời bình phẩm nặng nề về dáng ngủ, hình thể của cô trong lúc cô chợp mắt thiếp đi và bị chụp trộm.
Cá nhân tôi không thích các cuộc thi hoa hậu. Trong quá trình tác nghiệp, tôi cũng từng gặp nhiều hoa hậu. Song, tôi luôn giao tiếp và nhìn nhận các cô gái mang mác “hoa hậu” như những con người bình thường. Họ cũng buồn, cũng vui, cũng không kiềm chế được cảm xúc mà khóc nấc khi phát biểu. Họ cũng ăn, cũng uống, cũng ngủ trong khi ở máy bay như chúng ta.
Danh xưng “hoa hậu” ở xã hội chúng ta đang chứa đựng quá nhiều ẩn ức. Người ta đếm số cuộc thi hoa hậu trong năm. Người ta chia trung bình bao ngày sẽ có một tân hoa hậu. Người ta cũng coi thường cái danh xưng “hoa hậu” với câu cửa miệng “ra ngõ gặp hoa hậu”.
Nhưng ở thái cực ngược lại, người ta cũng tự hào khi một cô hoa hậu giành giải cao ở cuộc thi cấp quốc tế. Người ta cũng sẵn sàng tấn công trang mạng xã hội của ban tổ chức của cuộc thi nếu như hoa hậu nước nhà không đạt được thành tích kỳ vọng. Và người ta cũng mong hoa hậu đẹp ở mọi góc cạnh, từ lúc ngủ tới lúc khóc; từ dáng ngồi trên máy bay tới gương mặt không được trôi son phấn khi nước mắt giàn giụa…
Hơn cả, dù coi thường danh xưng hoa hậu nhưng người ta rất thích chỉ trích, bỉu bôi mỗi khi hoa hậu làm điều gì không hợp ý họ. Sâu thẳm là họ vừa chỉ trích, vừa đặt rất nhiều kỳ vọng lên những cô hoa hậu. Đó là tiêu chuẩn kép, là ẩn ức của nhiều người khi chiếc vương miện ở mỗi cuộc thi hoa hậu “nặng” hơn bao giờ hết.
Còn nhớ, H’hen Niê, cô hoa hậu người Ê Đê đã từng bị mỉa mai vì cô đóng góp cho đồng bào nạn nhân bão lũ “chỉ có” 50 triệu khi các người nổi tiếng khác quyên góp số tiền trăm triệu, tỷ và nhiều chục tỷ đồng. Nhưng mọi người không để ý rằng 50 triệu đồng ấy là tất cả những gì nàng hậu chất phác đó có. Tấm lòng như thế cũng không kém gì tiền tỷ, chục tỷ của những người giàu hơn…
Hoa hậu là một người đẹp đạt các tiêu chí của một kỳ thi sắc đẹp, thế thôi. Còn nhiều cuộc thi, “loạn danh xưng” là câu chuyện hoàn toàn khác. Các cô gái dự thi và giành giải là những người xuất sắc trong kỳ thi mà họ tham gia. Và, đừng bao giờ quên, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Kỳ Duyên, H’hen Niê hay bất cứ hoa hậu nào cũng đều là con người. Họ có đầy đủ các trạng thái cảm xúc, thói tật và cả góc không đẹp như tất cả chúng ta.
Hoa hậu khóc cũng như hoa hậu ngủ gật, hoa hậu quyên “ít tiền”, họ chẳng có gì đáng trách. Chỉ có kỳ vọng một cô hoa hậu như một cô búp bê lập trình, như một pho tượng đá nhất thành bất biến của người xem mới là có vấn đề.
MỸ ANH
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chương trình “Nóng cùng World Cup” của VTV đang gây tranh cãi dữ dội. Rất nhiều khán giả và học giả đều phản đối việc ... |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Thủ tướng đã nhiều lần đôn đốc, Chính phủ không ít lần yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ. Nhưng chậm giải ngân vốn đầu ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
