![]() |
Thịt lợn đông lạnh giá rẻ nhưng nhiều người lao động vẫn còn tỏ ra lo lắng |
Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu lựa chọn của người lao động
Đối với người lao động, việc mua thực phẩm giá rẻ, ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng là lựa chọn hàng đầu với họ. Với giá chỉ khoảng 80.000 đồng/kg cho một kg thịt ba chỉ đông lạnh nhập khẩu trong siêu thị, thì đó là lựa chọn tốt cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm của những loại thịt lợn đông lạnh này.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay, do lo ngại các vấn đề về bảo quản đông lạnh, quy trình vận chuyển, vệ sinh an toàn thực phẩm, hơn nữa, lại chưa tìm được nguồn cung cấp uy tín, vì vậy họ còn thờ ơ với các loại thịt đông lạnh nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang có nhiều biến động, thịt lợn nhập khẩu cũng được coi là giải pháp thay thế hiệu quả nhằm đáp ứng nguồn cầu của thị trường và làm đa dạng các lựa chọn của người tiêu dùng. Khi được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình.
Thắt lưng buộc bụng sau dịch
Thực phẩm leo thang, bữa cơm của người lao động cũng theo đó mà bớt đi dinh dưỡng, có khi bữa cơm chỉ là một quả trứng, mớ rau luộc hay là gói mì tôm cũng qua bữa. Hậu Covid-19, người lao động bị cắt giảm thu nhập nên đời sống cũng vì thế mà khó khăn hơn.
Chị Hoàng Ngọc Điều, công nhân Công ty TNHH F.C.C Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội phải chi tiêu tiết kiệm mới đủ tiền sinh hoạt cho hai vợ chồng và tiền học của con ở quê. “Bây giờ sống ở trên đây cái gì cũng phải tiền, nếu không chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thì khó có thể mà đủ. Chỉ cần đi ra ngoài đường thôi cũng đã phải dùng đến tiền rồi, nên cũng khó khăn lắm. Hơn nữa, bây giờ thịt lợn đắt đỏ hôm nào muốn ăn thịt thì phải đắn đo lắm mới dám mua, hai vợ chồng cũng phải mua 50.000 đồng mới đủ một bữa lại còn chưa kể tiền rau nữa”, chị Điều tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Trang, quê Tuyên Quang, đang là công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thì chia sẻ: "Đã lâu lắm rồi cũng không dám mua cho mình một cái gì cả, khó lắm, bây giờ mà mua cho mình, thì lại chẳng có tiền lo cho con, nên nhiều khi đi qua xem một chiếc áo mới cũng chỉ nhìn thôi rồi lại đi… Cảnh đi làm lao động tự do như thế này đến nhà chủ nào tốt thì họ cho ít quần áo cũ không mặc đến, còn không thì có khi một chiếc áo cũ mặc đến mấy năm".
![]() |
Bữa cơm vội của người lao động những ngày thực phẩm leo thang - Ảnh: Lâm Dũng |
Chị Nguyễn Thị Bình, quê Mỹ Đức – Hà Nội lên thành phố làm lao động tự do đã được 10 năm, công việc của chị là dọn dẹp, giúp việc theo giờ cho những nhà có nhu cầu. Đợt dịch vừa rồi, họ ở nhà nhiều chị cũng không có nhiều việc để làm nên bữa cơm trưa của chị chỉ là cái ngô hay ít cơm nguội từ tối hôm trước. Theo chị, bây giờ cái gì cũng khó khăn, trong khi đó chị phải lo rất nhiều thứ nên bữa cơm trưa như vậy là đủ, chị Bình tâm sự.
“Tôi ăn uống đơn giản lắm, cái ngô, miếng bánh hay ít cơm nguội với vừng lạc... là cũng qua bữa rồi, buổi tối về có khi chỉ cần đĩa rau luộc là xong, nhưng nhìn chồng với con đi làm về không có gì ăn nên nhiều khi cũng mua ít thịt hay cá về để thay đổi. Đi làm ngày được có 200.000 đồng trong khi phải chi bao nhiêu khoản nữa nên hôm nào mà mua thịt là tôi lựa chọn những loại thịt rẻ rẻ thôi cũng không dám mua thịt đắt. Mua 50 nghìn được có một tý nên ăn dè hà tiện vậy”, chị Bình chia sẻ.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,5 triệu, hơn 513 ... |
![]() Sáng ngày 30/6, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho xưởng hóa chất Đức Giang gần cầu Đông Trù – Long Biên, Hà ... |
![]() Những người công nhân có việc và mất việc hiện đều rất khó khăn. Sự đùm bọc, giúp đỡ, động viên nhau là rất cần ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
