Hậu Covid-19, nền kinh tế phục hồi, các công ty, xí nghiệp ổn định sản xuất và có đơn hàng cho công nhân lao động sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà máy, xí nghiệp... buộc phải cho công nhân nghỉ việc, cắt giảm nhân sự trước thời hạn vì không có đơn hàng, công ty khó khăn, không đủ chi trả cho người lao động...
May mắn hơn nhiều công nhân ở các công ty khác, chị Hoàng Ngọc Điều – công nhân Công ty TNHH F.C.C Việt Nam, thuộc KCN Bắc Thăng Long – Hà Nội, không phải nghỉ việc hay phải làm luân phiên. Nhưng những ngày này, ngoài giờ làm công ty, chị đang cố gắng học thêm cho mình một nghề nữa, vừa để kiếm thêm thu nhập, và vừa có thể chủ động công việc của mình nếu như dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại.
![]() |
Sau giờ làm việc tại công ty chị Điều lại về phòng học thêm nghề phun xăm thẩm mỹ - Ảnh Thu Thủy |
“Thời gian này, công ty mình không có nhiều việc nên công nhân không được làm thêm giờ, tăng ca như trước kia. Họ cho làm việc hành chính hoặc làm theo ca đủ 8 tiếng thôi nên có đi làm cả tháng cũng chỉ tầm hơn 6 triệu. Hơn nữa lương của cả hai vợ chồng cũng chỉ đủ chi tiêu không có tiền để gửi về cho ông bà ở nhà nuôi cháu. Cũng vất vả lắm”, chị Điều tâm sự.
Trước đây, khi dịch bệnh chưa xảy ra, chị và chồng mỗi tháng thu nhập gần 20 triệu đồng, nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra đến nay hai vợ chồng chỉ đi làm đủ công không tăng ca và làm theo kíp nên chị bàn với chồng học thêm một nghề để có thể chủ động được công việc và thu nhập.
Sau Tết kỳ Nguyên đán, chị tìm hiểu nhiều công việc để có thể làm thêm và kiếm thu nhập, nhưng chị lại đam mê kinh doanh nên đã chọn cho mình nghề phun xăm thẩm mỹ. “Mình thấy nhu cầu làm đẹp của chị em bây giờ rất là nhiều, không giống như phụ nữ ngày xưa chỉ chăm lo cho chồng con, phụ nữ bây giờ họ đã biết tự làm đẹp cho mình hơn, quan tâm đến vẻ đẹp của mình hơn. Vì thế, mình chọn nghề này để đi học. Đợt này, công ty ít việc nên mình tranh thủ đi học thêm, sau này về quê không ở trên đây nữa vẫn có cái nghề để làm vừa chăm lo được cho bản thân lại có thời gian nhiều hơn dành cho gia đình”.
![]() |
Theo chị Điều, hiên nay nhiều chị em có nhu cầu làm đẹp, nên chị lựa chọn nghề phun xăm để học nghề - Ảnh Thu Thủy |
Chị Điều cũng cho biết thêm, làm đẹp thì không bao giờ là lỗi mốt cả và ai cũng có nhu cầu nên mình quyết tâm đi học, trước mắt làm thêm ngoài giờ cho chị em trong khu công nghiệp, rồi khi có tay nghề thì mình cũng sẽ học thêm nghề khác để tự mở một spa nhỏ cho riêng mình.
Để thực hiện ước mơ của mình, hàng ngày, sau giờ tan làm ở công ty, chị lại cặm cụi theo đuổi niềm đam mê của mình. Tiếng kêu của những chiếc kim lăn, những hình vẽ môi hay mày… khiến chị hăng say hơn. “Trước khi học nghề này, mình đã tự xăm sống vào tay của mình xem cảm giác như thế nào để khi làm cho khách cò biết cách điều chỉnh”.
Khi mà đại dịch Covid-19 còn xảy ra ở một số quốc gia, dự báo có thể bùng phát trở lại thì việc thực hiện giãn cách xã hội, công nhân mất việc làm sẽ còn tăng thêm. Và việc tự học thêm nghề đối với người lao động sẽ giúp họ chủ động hơn trong việc làm giúp họ ổn định cuộc sống.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 25/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,5 triệu người với gần 484 ... |
![]() Trong những căn phòng chật hẹp chưa đầy 15m2 của người lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, mùa nắng không khác gì ... |
![]() Chị Phùng Thị Tình (31 tuổi, quê Nghệ An) là 1 trong 2.786 công nhân được Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
