![]() |
Công nhân sau giờ tan ca chuẩn bị bữa cơm chiều |
Thắt chặt chi tiêu
Thăm căn phòng trọ của chị Phạm Thị Hường, công nhân Công ty Panasonic ở thôn Nhuế - Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội sau giờ tan làm mới thấy hết được nỗi vất vả, khó khăn của công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Trong căn phòng trọ chưa đầy 20m2 là không gian sinh hoạt chung của vợ chồng chị Hường, hai cháu nhỏ và một cô trông trẻ để chị Hường đi làm. Trong những ngày dịch bệnh, thực hiện cách ly xã hội vì không có việc, chồng chị Hường phải về quê tránh dịch, chỉ còn chị và hai con nhỏ ở lại đi làm “bập bõm” ngày đi ngày không.
“Tôi mới đi làm lại được hai ngày, cuộc sống sau dịch cũng vô cùng khó khăn, lương bị cắt giảm, hơn nữa làm hành chính như thế này cũng không đủ tiêu. Với thu nhập trung bình 6 triệu một tháng lại có con nhỏ và tiền thuê người trông cháu, tôi không biết có đủ không. Lại sắp đến đợt đóng tiền nhà, mà tiền điện chúng tôi có nghe thấy bảo nhà nước hỗ trợ không biết trong tháng này có được giảm không. Đợt này, tôi thấy thực sự rất khó khăn nên chỉ mong hết dịch nhanh để đi làm trở lại. Ở trên này nhiều thứ phải lo toan mà lại không có tiền để chi tiêu”, chị Hường tâm sự.
![]() |
Chị Hường sau giờ làm tới nhận gạo hỗ trợ về nấu cơm chiều. |
Nỗi lo về cuộc sống về tương lai của hai đứa con cứ đau đáu trong chị, tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền học, tiền sữa cho con… Những ngày này, tại sân của khu nhà ở công nhân có phát gạo miễn phí nên sau mỗi giờ tan ca, chị qua đó nhận gạo, mua mớ rau để về chuẩn bị nấu bữa cơm chiều. Cuộc sống công nhân nhiều khó khăn trong lúc dịch bệnh, lại thêm công ty ít việc nên phải chi tiêu tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng mới có thể vượt qua được thời gian này.
Nhiều “cạm bẫy” rình rập
Sau dịch là khoảng thời gian nhiều đối tượng cho vay lãi “lợi dụng thời cơ” để trục lợi. Với những ưu đãi và lời quảng cáo hấp dẫn như “rót mật vào tai” anh chị em công nhân, nhiều người đã sập bẫy “tín dụng đen”.
Cuộc sống khó khăn và nhiều khoản phải lo, áp lực về tài chính khiến nhiều công nhân đã tìm đến hình thức cho vay lãi họ để có tiền trang trải cuộc sống. Anh Nguyễn Văn N - công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long từng là một trong những nạn nhân của lãi họ, bốc họ. Do có nhiều áp lực, phải chi tiêu nhiều khoản, anh N được sự giới thiệu mai mối của một người bạn ở công ty và đã tìm đến tín dụng đen với lãi suất 3.000 đồng/ngày. Từ 20.000 triệu đồng vay gốc ban đầu sau 2 tháng, anh N phải trả số tiền gần 60.000 triệu đồng.
“Trước đây vì khó khăn và nhiều khoản phải lo nên tôi tìm đến vay lãi. Lúc đầu, tôi chỉ định vay lãi ngắn, khi có lương tôi sẽ trả luôn. Thế nhưng càng ngày lãi mẹ đẻ lãi con, mà lương tôi thì lại không đủ, vợ tôi phải vay mượn để trả cả gốc lẫn lãi cho tôi. Nếu chưa trả được thì không biết số tiền đó bây giờ lên bao nhiêu”, anh N chia sẻ.
Hiện nay, tại nhiều xóm trọ của công nhân hay trên một số hội nhóm của công nhân có rất nhiều tin quảng cáo với lãi suất thấp, hỗ trợ tài chính cho công nhân trong lúc khó khăn. Cho vay với lãi suất thấp thế nhưng núp bóng các hình thức cho vay tài chính công khai lại là cho vay với lãi suất cắt cổ.
Vì vậy, trước những mánh khóe đó, công nhân phải thực sự tỉnh táo để tránh bị “sập bẫy”…
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
