Nhiều địa phương đã và đang lãng phí đất đai rất lớn. Và đó là vấn đề khiến nhiều người giật mình, cần phải báo động và tìm cách xử lý hiệu quả.
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về chống lãng phí, thực hành tiết kiệm giai đoạn 2016-2021 thì có đến hơn 900 dự án không đưa vào đất sử dụng hoặc chậm sử dụng với diện tích hơn 28 vạn ha. Cơ quan chức năng đã xử lý thu hồi và chấm dứt hoạt động hơn 170 dự án với diện tích gần 7.000 ha, đã gia hạn sử dụng đất hơn 220 dự án với diện tích hơn 1.700 ha ... Tuy vậy vẫn còn hơn 400 dự án chưa được xử lý với diện tích hơn 1,8 vạn ha. Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, nổi lên có TP.HCM đã thu hồi, hủy bỏ 121 dự án, với Lâm Đồng là 61 dự án, công trình và Thanh Hóa là 24 dự án, công trình.
Mới đây, UBND TP. Hà Nội có văn bản trả lời cử tri quận Hai Bà Trưng chất vấn về dự án “đất vàng” gần 1.400 tỷ giữa Thủ đô bỏ hoang. Nguyên nhân là do chậm tiến độ, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong tổng số 21.204 m2 đất dự án còn khoảng 15.053 m2 (chiếm 71% diện tích) chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
![]() |
Ô đất gần 4.000 m2 bị bỏ hoang của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có 2 mặt tiền đường Nghi Tàm và Yên Phụ (địa chỉ ở 161 Yên Phụ, sát hồ Tây, Hà Nội). Ảnh: Lê Quân (thanhnien.vn) |
Nguyên nhân được chỉ ra là do: các cơ quan, cá nhân có chức năng liên quan thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém, buông lỏng quản lý, sử dụng đất đai hoặc cố tình làm sai pháp luật; một số địa phương giao cho các nhà đầu tư năng lực tài chính kém, kéo dài dự án, gây nên lãng phí; nhiều dự án công việc đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài, chậm giao cho các nhà đầu tư cũng là một nguyên nhân xảy ra ở nhiều nơi.
Quốc hội giao cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hoàn thành việc rà soát, thống kê, tổng hợp về tình trạng thất thoát, lãng phí đất đai hoàn thành trong năm 2023. Đặc biệt là xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng; 305.043 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp chưa có quyết định thu hồi và chưa có phương án sử dụng đất và các tồn tại, hạn chế khác nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11 tháng 10 năm 2022 của Đoàn giám sát.
Vậy, phải làm gì để khắc phục tình trạng lãng phí đất đai đó?
Chúng ta không thể trì hoãn các biện pháp quyết liệt hơn trong xử lý, không tránh né, không bao che, sai đến đâu xử lý đến đó, trong nhiều trường hợp có thể áp dụng cơ chế hồi tố, xử lý cả những người đã về hưu để những người nếu có "tư duy nhiệm kỳ", buông lỏng quản lý hoặc cố tình sai phạm phải dè chừng không dám bỏ bê trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật. Cần có một cuộc thảo luận cách đánh thuế cao những doanh nghiệp chây ì, không chịu đầu tư theo đúng kế hoạch, để dự án "treo". Cần có cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đất đai của Trung ương đóng tại các địa phương để chống thất thoát, lãng phí đất đai. Nếu địa phương có sai phạm mà không phát hiện thì cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Dân gian vẫn nói "Tấc đất, tấc vàng" và đất đai không chỉ là một tài nguyên bình thường mà là một tài nguyên đặc biệt, một nguồn lực vô cùng quan trọng của Quốc gia, có ý nghĩa vô cùng to lớn đến sự phát triển của đất nước. Trong khi nhiều người dân thiếu đất sản xuất, nhiều doanh nghiệp làm ăn tử tế cần mặt bằng để đầu tư mà để diễn ra sự lãng phí to lớn là điều không thể chấp nhận. Đó là lý do Quốc hội xem công tác xử lý việc thất thoát, lãng phí đất đai trong thời gian tới là một nhiệm vụ cấp bách.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Từ thẻ học đường, "sổ liên lạc điện tử" đến thanh toán học phí không bằng tiền mặt theo gợi ý đơn vị tài chính ... |
![]() Hoàng, một công nhân ở vùng ven TPHCM đang cùng vợ và hai con nhỏ chen chúc trong phòng trọ hơn 10m2. Gia đình anh ... |
![]() Hôm qua, Chủ nhật 18/9, Thủ tướng đi thị sát hai bệnh viện (BV) ở Hà Nam chậm tiến độ đã hơn 7 năm, gần ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
