![]() |
Hình ảnh người mẹ đơn thân đi về lẻ bóng làm nhói lòng người xem. Những người cha, người mẹ đơn thân luôn phải đối mặt rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh vinh24h.com |
Theo một định nghĩa, gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Đơn giản nhất, đó là những người cùng dòng máu sống chung dưới một mái nhà.
Gia đình truyền thống “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” ngày nay trở nên rất hiếm. Cấu trúc gia đình đang thay đổi mạnh mẽ, đáng chú ý nhất là mô hình gia đình một cặp vợ chồng với một, hai đứa con và điều này đúng với hầu hết gia đình công nhân.
Thanh niên đến tuổi lao động, rời khỏi gia đình, đi làm, kết hôn và xây dựng gia đình riêng của mình. Nhiều trường hợp, vì những lý do khác nhau, một gia đình công nhân có thể không trọn vẹn - theo nghĩa đủ cả vợ và chồng. Rất nhiều bà mẹ đơn thân nuôi một hai đứa con; ngược lại, không ít các ông bố “gà trống nuôi con”, nhưng phần lớn chỉ là tạm thời trước khi kết hôn trở lại.
![]() |
Và đây, ông bố đơn thân người Thái Lan có thể còn gặp nhiều khó khăn nhưng không thiếu tình yêu thương đã mặc váy áo giả làm mẹ để làm vui lòng con trong "Ngày của mẹ" khiến nhiều người xúc động. Ảnh kenh14.vn |
Tôi nghĩ đây là những gia đình đặc biệt, bởi người mẹ sẽ phải cùng lúc đảm nhận cả hai chức năng làm bố và làm mẹ; ngược lại, ông bố cũng phải đảm nhận cả chức năng làm mẹ cho con thay người vợ đã xa vắng. Tôi thật sự xúc động có lần nhìn thấy bức ảnh chụp một người cha người Thái Lan mặc váy áo bế con trong “Ngày của mẹ” để đứa con bé bỏng bớt cảm giác thiếu bàn tay mẹ. Có lẽ rất nhiều người mẹ cũng từng làm như vậy để con mình cảm thấy có cha.
Tôi không dám nói điều gì lớn lao và vĩ mô về gia đình nhưng qua hình ảnh trên, tôi nghĩ, một đứa trẻ chỉ có thể phát triển bình thường, lành mạnh và hoàn chỉnh khi có đủ cả cha và mẹ. Người cha và người mẹ bổ sung cho nhau, ảnh hưởng đến con theo cách khác nhau, điều đó làm nên sự giáo dục đầy đủ, trọn vẹn, một cách hoàn toàn tự nhiên, hàng ngày, hàng giờ tác động đến trẻ. Nói như thế không có nghĩa những đứa trẻ thiếu mẹ hoặc thiếu cha sẽ không thể hoàn thiện nhân cách nhưng chắc chắn chúng bị thiệt thòi và phải cố gắng rất nhiều mới bù đắp được sự thiếu hụt ấy.
Những ngày nắng nóng như đổ lửa này, các gia đình công nhân có đủ vợ chồng, vợ nấu cơm, chồng bế con và quạt mát cho con dường như cũng làm xua bớt cái nóng và cảm giác vơi đi sự thiếu thốn. Những bà mẹ, ông bố đơn thân thì vất vả gấp đôi. Đôi khi, sự vất vả, câu thúc của công việc, miếng cơm, manh áo làm họ sinh ra cáu bẳn khiến gia đình thiếu hẳn tiếng cười.
![]() |
Xóm trọ vắng vẻ giữa mùa nắng nóng của những gia đình công nhân. Ảnh baomoi.com |
Ngoại trừ lý do bất khả kháng như tai nạn, bệnh tật... mỗi ông bố, bà mẹ trước khi dứt áo ra đi nên một lần ngoái lại nhìn đứa con của mình. Có ích kỷ không, có nhẫn tâm không khi người lớn đi tìm sự thoải mái, niềm vui và hạnh phúc cho mình, để những đứa trẻ vô tội bơ vơ với một tương lai không dự báo nhiều điều tốt đẹp?
Mặc dầu vậy, tình yêu thương không giới hạn, vô điều kiện của những ông bố, bà mẹ đơn thân có lẽ vẫn đủ sưởi ấm những trái tim và tâm hồn trẻ thơ. Tôi vẫn muốn trở lại gia đình chị công nhân với bà mẹ và hai đứa con chỉ dám chi tiền ăn cả ngày 50 nghìn đồng trong một bài viết trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn gần đây. Hai cháu biết thương yêu và phụ giúp mẹ. Như thế, đó đã là một gia đình hạnh phúc, hơn nhiều gia đình đông đủ vợ chồng mà thiếu tình yêu thương.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
