![]() |
Việc hàng triệu học sinh trên cả nước sẽ đi học trở lại vào ngày nào vẫn còn chưa được quyết định. Ảnh minh họa |
Cho đến lúc này, những đề xuất, đề nghị hay bàn bạc về việc 20 triệu học sinh (HS) trên cả nước sẽ đi học trở lại ngày nào và ra sao vẫn chỉ trên văn bản và trong cuộc họp.
Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc họp căng thẳng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo chưa chốt việc cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3 mà phải chờ đến ngày 27/2 hoặc 28/2 trên cơ sở theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh để đưa ra quyết định. Cũng chẳng phải tự dưng mà TP HCM đề xuất cho HS nghỉ học hết tháng 3/2020.
Lý giải việc TP HCM muốn HS tiếp tục nghỉ hết tháng sau, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Đem thành tích để chữa hết bệnh cho một vài người so với chuyện phải chữa bệnh cho cả ngàn người là không thể giống nhau được”. Ông cũng khuyến cáo: "Nếu TP phải chăm sóc cho cỡ 1.000 người bệnh thì đó thật sự là một gánh nặng không dễ".
Còn Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho hay thời gian điều trị bình quân cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 là 20 ngày. Mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho 1 người bệnh. TP chỉ cần 1.000 người nhiễm thì không tìm đâu ra đủ bác sĩ y tá để phục vụ, chữa bệnh. Ông cảnh báo: “1.000 người bệnh - đó là giới hạn đỏ của TP này. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận”.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều, cũng không ít tranh cãi và phân tích cả thuyết phục lẫn cho rằng HS nên tiếp tục đến trường từ 2/3 vì những lý do a,b,c,d... cần thiết. Nhưng với ý thức phòng bệnh của trẻ nhỏ và điều kiện vệ sinh phòng dịch ở nhiều nơi, không ai dám đảm bảo sẽ an toàn cho tất cả và lãnh đạo cấp cao phải chờ đến cuối tuần này mới quyết định là cẩn trọng cần thiết.
Những tin tức xấu xí dồn dập từ Hàn Quốc bay về, từ Iran mang lại, từ Nhật Bản đem đến và cả Ý dội vào, một lần nữa cho thấy mối nguy không duy nhất từ Trung quốc như chúng ta e ngại. Với cách lây lan, truyền bệnh như thế ở một số nước từng tự hào về nền y học của họ, ý thức của dân và điều hành của lãnh đạo thì càng không thể chủ quan, lơ là và ngủ quên trên một vài thành công ban đầu ở Việt Nam.
Cuộc sống phải tiếp diễn, học hành phải tiếp tục và xã hội phải vận hành chứ không thể ngồi chờ dịch bệnh xong xuôi mới xắn tay, uể oải làm lại từ đầu. Nhưng đi tiếp thế nào để không vấp ngã, đảm bảo an toàn và vận hành suôn sẻ lại là một bài toán mà chỉ hô hào giải quyết không chưa đủ.
Kinh nghiệm thương đau từ những chủ quan, lơ là và coi thường Corona đã quá nhiều, đủ để chúng ta không nên mạo hiểm sức khỏe của 20 triệu HS khi mọi thứ chưa sẵn sàng và chắc chắn. Người tính đôi khi không bằng “Trời tính” và nhất là “dịch tính” bởi cho đến lúc này, ngay cả những nền y học tiên tiến nhất cũng chưa biết vì sao Corona lại hoành hành dữ dội và phức tạp như thế.
Thiệt hại khó đong đếm cần làm chựng lại, xáo trộn nhiều ngành nghề cũng nên giảm thiểu. Tuy nhiên, tôi nghĩ tinh thần “Đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học” của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cần được tôn trọng.
![]() Một em bé 17 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã tự hồi phục sau khi được xác định là dương tính với ... |
![]() Trên đường đi làm về, anh Phan Văn T. (SN 1995), công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An ... |
![]() Ngày 25/2, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết đang lên hai phương án đối với ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
