Người lao động

Đồng Nai: Kế hoạch xây dựng hàng vạn nhà cho công nhân có thành hiện thực?

Tấn Mân
Tác giả: Tấn Mân
Mới đây, ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã phát biểu rằng, trong 5 năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ xây hàng vạn căn nhà ở xã hội để công nhân, lao động an cư.
Tạo cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn tham gia đầu tư xây dựng nhà ở công nhânTổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh về Dự án Thiết chế Công đoànĐề xuất đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội cho công nhân vào kế hoạch đầu tư công
Đồng Nai: Kế hoạch xây dựng hàng vạn nhà cho công nhân có thành hiện thực?
Hàng ngàn công nhân lao động tại Đồng Nai có nhu cầu về nhà ở.

Việc đáp ứng nhu cầu an cư cho công nhân, lao động tại Đồng Nai nhiều năm qua vẫn được coi là “quy hoạch nhiều mà thực hiện được rất ít” nên việc lãnh đạo tỉnh Đồng Nai phát biểu như trên đã khiến không ít người hoài nghi.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, trước dịch Covid-19, địa phương này có gần 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tính riêng trong các khu công nghiệp có hơn 614.000 người lao động, hầu hết đều có nhu cầu về nhà ở nhưng chưa được đáp ứng.

Sở Xây dựng Đồng Nai cũng cho biết, tính đến cuối tháng 11/2021, tỉnh này mới hoàn thành được 1.581 căn nhà ở xã hội, còn 3 dự án đang triển khai. Nếu dự án hoàn thành sẽ cung cấp thêm gần 2,9 ngàn căn nhà, nâng tổng số căn nhà ở xã hội lên gần 4,5 ngàn căn nhưng so với nhu cầu thực tế thì không thấm tháp gì.

Phần lớn công nhân đang phải thuê trọ trong những khu nhà ẩm thấp, chật hẹp, thiếu ánh sáng, không đảm bảo vệ sinh và an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống dịch bệnh...

Toàn tỉnh Đồng Nai đang có khoảng 20.000 cơ sở cho thuê nhà trọ tập trung, với hơn 150.000 phòng, đáp ứng cho 450.000 người lao động thuê. Hầu hết nhà trọ được xây 2 dãy đối mặt nhau, đường đi chung chỉ từ 1,5m đến 2m, diện tích phòng từ 12m vuông đến 16m vuông, không đáp ứng được tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, môi trường, an ninh...

Ngoài ra, dù giá thuê phòng trọ là không cao nhưng do công nhân có thu nhập thấp nên thường phải thuê phòng nhỏ ở chung. Mỗi phòng từ 3 đến 4 người hoặc cả gia đình ở để giảm chi phí nên càng chật chội tù túng, điều kiện sống rất kém.

Nhiều công nhân cho biết, khi nhiều người ở chung phòng khi đi làm bình thường tối mới về nhưng mùa dịch vừa qua, công nhân bị nghỉ việc triền miên, buộc nhiều người phải sống chung trong phòng, lại còn phải nấu nướng, giặt giũ, phơi quần áo…. nên càng thêm bí bách.

Đồng Nai: Kế hoạch xây dựng hàng vạn nhà cho công nhân có thành hiện thực?
Khu ký túc xá được xây dựng dành riêng cho công nhân và gia đình sinh sống

Môi trường nhà trọ dễ phát sinh dịch bệnh

Ai cũng biết, việc sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, thiếu không khí, thiếu ánh nắng như trên rất dễ phát sinh và lây nhiễm các loại bệnh tật, đặc biệt là Covid-19

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng cho biết, trong thời gian xảy ra đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, ông đã đi khảo sát một số khu nhà trọ công nhân và thấy nhiều phòng trọ diện tích chỉ khoảng 12 đến 16 m vuông mà có 4 đến 6 người sống chung, điều kiện vật chất, tinh thần đều thiếu thốn. Có nhiều công nhân 3 tháng liền không đi làm, suốt ngày phải ở trong phòng trọ, không thấy ánh nắng mặt trời…

Có chủ nhà trọ tại ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết, đợt dịch thứ tư vừa qua, cả khu trọ của ông có 480 công nhân ở và đều bị dương tính với Covid, cả ông cũng bị vì lý do trên.

Ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cũng đã từng cảnh báo: Các khu nhà trọ có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Đồng Nai: Kế hoạch xây dựng hàng vạn nhà cho công nhân có thành hiện thực?
Dư án nhà ở cho công nhân tại KCN Nhơn Trạch

Quyết tâm và giải pháp đã có

Thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển thêm 8 khu công nghiệp, và hơn 10 cụm công nghiệp, do vậy số công nhân sẽ tăng thêm rất nhiều, nhu cầu nhà ở càng cấp thiết.

Mới đây, trong chuyến khảo sát, làm việc với Đồng Nai về nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ đạo rằng, Đồng Nai muốn phòng, chống dịch bệnh tốt để phát triển công nghiệp bền vững thì phải chú trọng đầu tư nhà ở xã hội. Tỉnh cần ưu tiên dành quỹ đất cho dự án nhà ở xã hội và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này.

Ông Cao Tiến Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã phát biểu đại ý, thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã để công nhân lao động phải sống tạm bợ chật chội trong nhà trọ, đây là món nợ rất lớn với công nhân lao động, phải trả món nợ này. Ông khẳng định quyết tâm trong 5 năm tới tỉnh sẽ xây hàng vạn căn nhà ở xã hội, tạo điều kiện sống tốt hơn cho công nhân, người thu nhập thấp.

Về giải pháp thực hiện, ông Cao Tiến Dũng cho biết, tỉnh Đồng Nai sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân. Trong đó, ưu tiên các quỹ đất gần các khu công nghiệp tập trung, rà soát quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 để hoàn chỉnh phù hợp với nhu cầu xây dựng nhà lưu trú công nhân; chấp thuận sẵn chủ trương đầu tư các dự án đủ điều kiện, phấn đấu năm 2022 hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở xã hội (từ 3 đến 5 dự án) để đủ điều kiện khởi công vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, hướng dẫn để đảm bảo các tiêu chí an toàn về nhà trọ, phòng trọ khi người dân triển khai xây dựng nhằm tăng chất lượng nhà trọ lên cao hơn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, ông Lê Mạnh Dũng kiến nghị, trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đang có 132ha đất để làm thương mại dịch vụ đang bỏ trống. Đề nghị Chính phủ cho chuyển đổi sang đất ở để đầu tư nhà ở xã hội, không phải tách ra khỏi khu công nghiệp và xây dựng đường riêng để kết nối với khu đô thị, khu dân cư bên ngoài, giúp cho việc mời gọi đầu tư nhanh hơn.

Ngoài ra, ông Dũng cũng đưa ra một giải pháp rất khả thi nữa là doanh nghiệp đang có quỹ đất có thể cho các doanh nghiệp khác thuê làm nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân trong thời hạn phù hợp pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên.

Đồng Nai: Kế hoạch xây dựng hàng vạn nhà cho công nhân có thành hiện thực?
LĐLĐ tỉnh Đồng Nai khảo sát nhà ở công nhân

Dù các lãnh đạo của Đồng Nai đã nêu quyết tâm và giải pháp đối với vấn đề an cư cho công nhân lao động, nhưng sự hoài nghi về tính hiện thực của quyết tâm trên là có cơ sở. Thực tế thời gian qua, việc xây nhà ở xã hội tại tỉnh Đồng Nai triển khai rất kém.

Giai đoạn 2014-2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã giới thiệu, giao cho doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội có diện tích gần 160 ha, quy mô 30 ngàn căn nhưng đến nay mới có 8 dự án hoàn thành, 29 dự án đang hoàn tất thủ tục đầu tư, thi công; 11 dự án đã bị thu hồi hoặc chuyển đổi mục tiêu đầu tư.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận xét: “Đồng Nai quy hoạch nhiều dự án nhà ở xã hội nhưng triển khai được ít, dẫn đến hàng trăm ngàn công nhân lao động thiếu nhà ở phải sống trong phòng trọ chật hẹp không đảm bảo sức khỏe…”

Vạn An Phát chung tay cùng cộng đồng phòng, chống đại dịch Covid-19Vạn An Phát chung tay cùng cộng đồng phòng, chống đại dịch Covid-19

2021 là một năm biến động do đại dịch Covid – 19 gây ra, nhưng với toàn thể nhân viên Công ty Cổ phần Bất ...

200 nhà máy của Nike và chuyện “quay lại” của doanh nghiệp200 nhà máy của Nike và chuyện “quay lại” của doanh nghiệp

Bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, Giám đốc Phát triển bền vững Nobel Kinder của Tập đoàn Nike thông báo với Thủ tướng ...

Đồng Nai tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khóĐồng Nai tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Ngày 27/10, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Hội nghị nhằm ...

Suzuki tiếp sức Đồng Nai phòng chống dịch, hỗ trợ 4 xe tổng trị giá hơn 1 tỷ đồngSuzuki tiếp sức Đồng Nai phòng chống dịch, hỗ trợ 4 xe tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng

Chung tay phòng chống dịch Covid-19, Suzuki Việt Nam vừa trao tặng 4 chiếc xe tải nhẹ với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng ...

Công nhân “ở đâu ở yên đấy”: Thêm một lần lỡ hẹn với quê hươngCông nhân “ở đâu ở yên đấy”: Thêm một lần lỡ hẹn với quê hương

Mẹ con Hậu ngồi bệt dưới sàn nhà nhặt mớ rau muống. Thằng bé 6 tuổi cười tít mắt vì được mẹ dạy đánh vần ...

Đồng Nai hạn chế đi lại và khó khăn cho TP HCMĐồng Nai hạn chế đi lại và khó khăn cho TP HCM

Việc Đồng Nai yêu cầu người đến/về từ TP HCM phải cách ly 21 ngày đang gây nhiều tranh cãi trái chiều.

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở Đồng NaiPhát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở Đồng Nai

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm