![]() |
Công ty chuẩn bị công tác đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào làm việc. |
Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cho biết, ngay từ khi có thông tin dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) và có dấu hiệu lây lan, lãnh đạo công ty đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, lúc đó chỉ phân công công việc của các cá nhân có trách nhiệm, nay theo khuyến cáo của HCDC, doanh nghiệp ra quyết định thành lập để đúng yêu cầu.
Ngoài ra, từ ngày 1/4, công ty cũng bố trí thêm 416 xe đưa đón 16.000 công nhân từ các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh, Bến Tre, Long An… lên công ty làm việc. Riêng chi phí thuê thêm 416 xe (để đảm bảo mỗi xe không được chở quá 20 người và ngồi cách nhau một hàng ghế” là hơn 1 tỷ đồng/ngày. Lãnh đạo quận Bình Tân cũng đã hỗ trợ công ty địa điểm đậu xe đưa đón công nhân, giảm áp lực bãi đậu xe, hạn chế công nhân tập trung đông…
Công ty yêu cầu công nhân thực hiện việc khai báo y tế và nêu lý do xin nghỉ của công nhân; bố trí thời gian ăn trưa lệch nhau cho công nhân để tránh tập trung đông người; đồng thời sẽ tổ chức phát 160.000 khẩu trang cho toàn bộ công nhân. Các đơn vị đều có nước rửa tay diệt khuẩn, nhà ăn, bồn rửa tay, nhà vệ sinh có xà phòng. Các biện pháp tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 như phát loa, treo băng-rôn… vẫn tiếp tục được thực hiện,...
Công ty tiến hành phun khử khuẩn xe đưa đón công nhân, nhà xưởng để đảm bảo yêu cầu trong phòng, chống dịch Covid-19 theo như khuyến cáo của HCDC.
![]() |
Công nhân Công ty PouYuen Việt Nam tan ca (Ảnh chụp trước khi thế giới diễn ra dịch bệnh Covid-19). |
Trước đó, khi một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin “HCDC cảnh báo, nếu Công ty TNHH PouYuen Việt Nam không thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch thì đề nghị phải giảm quy mô hoặc tạm dừng sản xuất để đảm bảo an toàn. Ngoài các biện pháp đã thực hiện, đoàn giám sát nhận thấy còn tồn tại như một số công nhân không thực hiện đeo khẩu trang và giữ khoảng cách từ 2 m khi giao tiếp. Công nhân chưa thực hiện nghiêm túc việc rửa tay trước khi ăn, chưa thực hiện việc vệ sinh, tẩy rửa hằng ngày tại nơi làm việc và khử khuẩn xe đưa rước công nhân. Công ty có bố trí thời gian ăn trưa lệch nhau nhưng không giữ khoảng cách từ 2 m khi ăn. Khu ăn tập trung quá đông người…"
Khi đọc các thông tin “nếu Công ty TNHH PouYuen Việt Nam không thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch thì đề nghị phải giảm quy mô hoặc tạm dừng sản xuất để đảm bảo an toàn”, nhiều công nhân của công ty đã rất hoang mang.
Chị Hà Kim, theo xe đưa đón từ Bến Tre lên TP. HCM làm việc đã hơn 6 năm, chia sẻ: “Dịch bệnh khiến công nhân khá lo lắng. Nhiều người biết chúng tôi đi làm ở TP. HCM về đã tránh mặt, hạn chế tiếp xúc. Hiểu rằng dịch bệnh nguy hiểm nên chúng tôi cũng chủ động phòng ngừa như đeo khẩu trang suốt thời gian làm việc, trừ lúc ăn cơm, uống nước. Trước khi đưa tay tháo khẩu trang phải sát khuẩn tay, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với đồng nghiệp… Muốn vừa có việc làm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân trước dịch bệnh thì chính bản thân mình phải chủ động phòng dịch”.
Ông Củ Phát Nghiệp chia sẻ thêm: “Công ty nỗ lực để triển khai các biện pháp phòng dịch. Số lượng công nhân lớn nên công tác phòng dịch sẽ vất vả, phức tạp hơn nhưng công ty sẽ cố gắng. Bởi nếu bây giờ ngừng việc thì sẽ mất hết các đơn hàng, hiện tại, công ty đã mất 50% đơn hàng”.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 8/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,42 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Giữa những ngày cách ly xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19, mâm cơm gia đình ấm cúng và "thú vui" từ bữa nhậu ... |
![]() Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân 243 từng đến nhiều nơi đông người như thăm người thân tại các bệnh viện, dự đám cưới, ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
