Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hà Nội Chê sinh con một bề, ép uống rượu bia đều bị phạt “Trẻ em như búp trên cành” |
![]() |
Nam sinh 10 năm cõng bạn - Ngô Văn Hiếu dang dở giấc mơ vào ĐH Y Hà Nội vì thiếu 0,25 điểm. Ảnh: Dân Trí |
Từ cấp 1 tới cấp 3, ngày mưa cũng như ngày nắng, Hiếu ròng rã cõng Nguyễn Tất Minh đi học. Hai em lớn lên cùng nhau, san sẻ với nhau rất nhiều những kỷ niệm, những ngày tháng mưa gió.
Hình ảnh ám ảnh trên truyền thông là lúc Hiếu cõng Minh lên phòng thi. Em đưa Minh vào phòng rồi mới tới phòng thi của mình trong kỳ thi vừa rồi.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Minh đạt tổng điểm 3 môn khối A là 28,1 (đỗ NV1 - ĐH Bách Khoa Hà Nội). Còn Hiếu giành thủ khoa khối B của trường cấp 3 mình theo học với số điểm 28,15.
Tuy nhiên, hôm qua, khi điểm chuẩn công bố, Hiếu bị thiếu 0,25 điểm trong hành trình thực hiện mơ ước.
Buồn, tiếc là cảm xúc chung của bất cứ ai nếu theo dõi hành trình của Hiếu - Minh. Song, nhiều người đã giải quyết cảm xúc này bằng những đề đạt rất cảm tính. Đó là: Đề nghị đặc cách cho Hiếu vào ĐH Y Hà Nội. Hoặc, cộng điểm cho em qua một hình thức khen thưởng nào đó (mà được cộng điểm đúng luật) để em vào được ngôi trường mơ ước.
Cần khẳng định, không có điểm cộng “đúng luật” nào trong tuyển sinh khi điểm chuẩn đã công bố. Bởi, việc các trường đều dựa vào tất cả các yếu tố như điểm, điểm cộng để ra điểm chuẩn. Đó là lý do khoa Hàn Quốc Học (ĐH KHXH&NV- ĐH Quốc Gia HN) để điểm chuẩn khối C là 30 dù cả nước không em học sinh khối C nào đạt trọn 30 điểm.
Nhà trường đã lý giải rằng không có điểm 30 nào nhưng thí sinh 28,5 - 29 nhiều và nhiều em trong số này được cộng điểm khu vực. Tức là, cộng điểm cho Hiếu lúc này là gọt chân cho vừa giày, tìm mọi cách để hợp lý hóa việc cho Hiếu vào, mà thôi.
Hay nói đúng ra, cộng điểm lúc này chẳng khác gì một dạng đặc cách.
Trong khi, kỳ thi cần tối thiểu 2 điều là tôn nghiêm và công bằng. Dù rất khó khăn nhưng chúng ta phải chấp nhận việc Hiếu thi trượt. Và thi trượt là một phần của luật chơi trong thi cử, dù câu chuyện đời có hay ho, đẫm lệ tới đâu.
Thi cử tuyệt đối không phải là gameshow mà dựa vào chuyện đời để tăng rating.
Và việc đặc cách những gương mặt “hot” trên truyền thông là tiền lệ nguy hiểm với giáo dục. Chưa kể, đặc cách với người này là bất công với người khác. Số lượng tuyển sinh có hạn, nếu một em thí sinh được hỗ trợ mọi cách để vào thì lập tức, một thân phận khác sẽ bị loại oan.
Thêm nữa, bản thân việc cộng điểm hoặc đặc cách cho Hiếu cũng chưa hẳn là tốt cho em. Bởi đôi khi, những điều chưa đạt được trong cuộc sống dạy chúng ta nhiều bài học hơn cả việc được cất nhắc thiếu sòng phẳng. Vì suy cho cùng, đặc cách ĐH xong chúng ta đâu có thể đặc cách được tất cả những khó khăn sau này cuộc đời em phải đối mặt.
Và, cá nhân tôi có niềm tin rất mạnh vào nhân cách con người. Hiếu đã đạt NV2 là ĐH Y Thái Bình. Dù em rất buồn vì không thể cùng thành phố với Minh và không vào được ĐH Y Hà Nội mơ ước nhưng nó là cảm xúc bình thường.
Còn lại, tấm lòng cao cả như Hiếu thì học ở ngôi trường nào, làm việc ở đâu, em vẫn sẽ tìm được hạnh phúc trong cuộc sống dài rộng sau này. Và chắc chắn, dù không thể đồng hành tiếp cùng Minh, nhưng Hiếu vẫn sẽ đóng góp rất nhiều cho đời.
“Điểm cộng” của trái tim bao dung là “điểm cộng” vĩnh cửu, bền vững nhất. Nó sẽ không giúp cho người ta vượt qua kỳ thi. Nhưng, nó sẽ giúp cho con người đạt được cái đích mà bất cứ ngôi trường nào cũng mong mỏi khi đào tạo sinh viên: Sống hạnh phúc và có ích.
Nhiều người đang coi rằng câu chuyện cổ tích Hiếu - Minh đã có cái kết không có hậu. Tôi không nghĩ vậy. Đại học không phải là trận chung kết cuộc đời. Ngược lại, nó mới chỉ là màn tập dượt cho lễ khai mạc.
Cuộc sống tự lập tới đây của Hiếu - Minh vẫn là một câu chuyện chất chứa nhiều điều thú vị cần được viết tiếp.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35,6 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Xin chào ngày mới và chúc ông một tuần mới may mắn, vui khoẻ, thành công trong trọng trách lãnh đạo thành phố của mình! |
![]() Hàng vạn công nhân phải đi thuê trọ là hàng vạn hoàn cảnh. Đã xảy ra biết bao tình huống dở khóc dở cười; trong ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
