“Trẻ em như búp trên cành” Một “thuyết âm mưu” dịp Trung thu và vụ “hớ” của báo chí Trước dự án gặm cỏ, sau dự án nhai rơm! |
![]() |
Xúc phạm người sinh con một bề và ép uống rượu bia đều bị phạt. Ảnh minh họa |
Có lẽ vì những điều này liên quan đến nhiều người Việt Nam ta. Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia; phạt từ 1 đến 3 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu bia.
Người có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp tránh thai hoặc người sinh toàn con trai hay sinh toàn con gái sẽ bị phạt từ 200.000 – 500.000 đồng (quy định này đã tăng so với quy định hiện nay là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định 176/2013).
Có con số thống kê cho biết đến 80% dân số Việt Nam đã từng sử dụng rượu bia. Nhưng liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó dùng một cách chủ động, tự nguyện?
Trong một cuộc nhậu thường chỉ có một người chủ xị và vài người ủng hộ nhiệt tình. Còn lại là uống vì quan hệ, vì nể và vì bị ép. Người viết bài này đã dự những cuộc liên hoan “uống mỏi cả chân”. 50 bàn tiệc xếp hàng đi chúc nhau, vòng đi vòng lại hết cả giờ đồng hồ. Uống nhiều hơn ăn. Khi kết thúc ai ai cũng bừng bừng khí thế. Giờ nếu áp Nghị định 117 thì ai sẽ chịu mức phạt nào?
Thách nhau uống cạn có phải là kích động? Rủ nhau đi chúc bàn bạn có phải là lôi kéo?
Hay việc chê nhau sinh con một bề từ năm 2013 đã có quy định xử phạt. Cho dù chỉ là từ 100 đến 300 ngàn đồng thì đã có ai bị phạt? Nay nâng lên đến 500 ngàn thì liệu có thêm tính răn đe nếu vẫn chưa có người bị xử phạt làm gương.
Việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm. Nếu vi phạm mà bị phát hiện thì những người xung quanh có thể ngăn chặn, tố giác. Người bị ép cũng có cơ sở pháp luật để từ chối.
Có thêm một văn bản pháp luật để định hướng ứng xử những hành vi văn hóa là rất đáng quý. Làm sao để đưa những quy định này vào cuộc sống mới thật là khó. Cơ quan chức năng sẽ có nhiều cơ chế để giám sát việc thực hiện các quy định trên, bằng trách nhiệm tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu những vi phạm được phát hiện, xử phạt nghiêm sẽ tạo hiệu ứng xã hội tốt. Đồng thời để giảm bớt những hành vi trên, rất cần mỗi người dân cần mạnh mẽ lên tiếng tố giác.
Nhà chức trách sẽ có nhiều biện pháp để buộc người vi phạm phải chấp hành việc xử phạt.
Hy vọng quy định này sẽ đi vào cuộc sống, tương tự như những quy định trước đây là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe...
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Đã 4 ngày nay, trên MXH cũng như trong dư luận và công luận đang xôn xao về một vụ việc bạo hành trẻ ... |
![]() Hàng triệu công nhân đã thất nghiệp vì dịch bệnh. Với một số công nhân trẻ, "thảm họa" được họ nhìn nhận khá nhẹ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
