"Cứu một người phúc đẳng hà sa" Giếng cổ đình làng và văn hóa Lon sữa và test nhanh trên nghị trường |
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội |
Cụ thể, trong phần tranh luận của mình, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) chia sẻ: “Tôi rất đồng tình nhưng có vẻ chúng ta chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Dạy thêm, học thêm như vấn nạn của xã hội. Chúng ta tư duy cái gì không quản được thì cấm. Chúng ta nên xem đó như một nhu cầu của học sinh, phụ huynh”.
Chia sẻ của đại biểu Long hoàn toàn xác đáng. Trong những buổi giảng trên lớp, học sinh không phải ai cũng có thiên tư lãnh hội như nhau. Đặt trong bối cảnh sĩ số lớp của học sinh Việt Nam cao hàng đầu thế giới, giáo viên chỉ có thể giảng bài để đảm bảo số đông học sinh hiểu được bài. Họ không có thời gian để giảng giải cặn kẽ với những học sinh khả năng lĩnh hội không nhanh.
Con em mình học ra sao, không phải phụ huynh không biết. Phụ huynh hiểu năng lực của các cháu và có nhu cầu cần giáo viên giảng giải cặn kẽ hơn để theo kịp các bạn. Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật, là cánh cửa để học sinh có thể tiếp cận giáo dục đầy đủ như nhau.
Vấn đề đáng lên án, nhiều giáo viên đã cố tình “găm” bài, hay “tiết lộ” đề thi một cách bóng gió trong buổi dạy thêm của mình. Hay chỉ đơn giản là giáo viên sẽ chấm bài nới tay với học sinh đi học thêm lớp của mình. Điều này tham nhũng quyền lực, là trục lợi từ vị trí có quyền quyết định tới bảng điểm của học sinh. Nó đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp, phẩm hạnh con người và quan trọng nhất là sự liêm chính của giáo viên trước học sinh - những tờ giấy trắng đáng ra cần được dạy về lẽ làm người.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tại này để xử lý nó chứ không phải đánh đồng tất cả giáo viên dạy thêm đều làm những việc như trên. Từ đó, chính sách đưa ra cần hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực chứ không phải “không quản được thì cấm” - như đại biểu Long đã nhận xét thẳng thừng.
Câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tôi cho là thỏa đáng khi ông đề nghị đưa dạy thêm vào thành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi, các điều kiện đưa ra sẽ là nền tảng pháp lý để phòng tránh những trường hợp giáo viên trục lợi bất chính từ quyền lực của mình. Đồng thời, nó cũng là sự thừa nhận việc dạy thêm, học thêm là một hoạt động được công nhận.
Tuy nhiên, nhiều người đã đánh giá rất vội cụm từ “kinh doanh có điều kiện”. Bởi, nhiều người vẫn coi giáo viên là nghề thiêng liêng tới mức nó không được đứng cạnh cụm từ kinh doanh. Song, đồng lương giáo viên vẫn thấp lẹt đẹt. Cũng vì thế, điểm đầu vào ngành Sư phạm đã giảm qua từng năm. Ai muốn làm nghề thiêng liêng mà lương không đủ sống? Những ông giáo bà giáo hiện tại vẫn lay lắt đủ thứ nghề làm thêm để tăng thu nhập trong khi ngành nghề họ có năng lực, xã hội có nhu cầu không được làm?
Vẫn biết, tăng lương và đời sống giáo viên phần nhiều ở Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng đồng lương không thể tăng một sớm một chiều. Mà có tăng, đồng lương này không thể theo kịp sự tăng trưởng của các ngành khác vốn đang thả nổi theo thị trường.
Nên, mạnh dạn nhìn thẳng vào mặt trái của dạy thêm mà khoanh vùng, loại trừ, đồng thời tạo nền tảng để giáo viên dạy thêm đường đường chính chính, bổ khuyết thêm kiến thức cho học sinh là điều nên làm. Và chúng ta cần sòng phẳng. Giáo viên là nghề cao đẹp nhưng những người theo nghề ấy cũng cần một khoản thu nhập xứng đáng. Đừng bắt họ cao đẹp nhưng đói, cao đẹp nhưng bị “bắt quả tang dạy thêm”, cao đẹp nhưng không muốn con em mình theo ngành này. Đó là tư duy bất nhẫn!
Cuối cùng, giáo viên là một nghề như bao nghề. Đặc thù của nghề này tác động tới nhiều học sinh, thế hệ tương lai của cả nước. Mọi quyết sách liên quan tới giáo viên cần cân nhắc kỹ càng các yếu tố. Song có một điều chúng ta nên nhớ: Giáo viên có vui vẻ, hạnh phúc, con em chúng ta mới có thể học được những điều hay.
![]() Thời gian qua, rất nhiều người đã chết vì Covid-19. Gia đình không được phép mang người thân đã chết vì Covid từ bệnh viện ... |
![]() Sau hơn 10 năm, cuối tuần vừa rồi, người dân Thủ đô hân hoan trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của thành ... |
![]() Thứ Hai đầu tuần, thông tin xôn xao dư luận tại TP HCM mà ngành Y vừa trải qua những ngày khủng khiếp nhất của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
