![]() |
Ảnh minh họa |
Thế rồi cái đợt dịch Covid này, bị cách ly xã hội, ở nhà ra ra vào vào, nói nôm là rách việc, mới thầm để ý, xem các nhà văn - nhà báo họ đã làm gì cho dân, cho nước trong dịp này.
Nhân 21/6, xin viết vài dòng riêng về các bạn của tôi.
Các nhà báo, đặc biệt là các phóng viên theo dõi mảng Y tế, có thể nói thực sự đã là những người kề vai sát cánh nhất với các bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên ngành Y trong cuộc chiến chống dịch. Họ đã hoạt đông nghiệp vụ báo chí như những người chiến sĩ, có mặt tại các bệnh viện, phòng xét nghiệm, tại các khu cách ly, tại sân bay, bến xe đưa đón các bệnh nhân, tại các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch từ Trung ương đến địa phương. Các bản tin của họ đa phần đều nóng sốt, chuẩn xác và có tính định hướng dư luận. Có PV như cô em Thanh Hằng xinh đẹp liễu yếu đào tơ thực sự đã hoạt động như một 'Người phát ngôn thứ hai' của Bộ Y tế, thậm chí còn hơn thế. Người phát ngôn của Bộ có thể cập nhật tin tức từng buổi sáng tối, nhưng vẫn thua cô em Thanh Hằng của tôi, cô cập nhật đến từng phút, từng giờ, 24/7 suốt từ đầu dịch đến nay. Tôi và hàng nghìn bạn đọc khác riêng phần tin về dịch chủ yếu xem và đọc các tin bài và status của cô, thấy luôn nhanh nhạy, chính xác và tin cậy.
Trong một diễn biến khác, một nữ PV của tờ VNNews thuộc TTXVN khi phỏng vấn tiếp xúc với một người nước ngoài đã bị lây nhiễm từ người đó và bị dương tính với virus. Tờ báo của cô phải tạm đình bản (bản in giấy), cô phải vào bệnh viện, các đồng nghiệp cùng Tòa soạn phải cách ly tại nhà. Nhưng, ngay trong những ngày chữa bệnh, họ vẫn kịp cùng với Hội Nhà báo và Bộ TT&TT đánh gục một tên luật sư ăn nói bẩn thỉu và vu cáo trắng trợn cô PV đó. Số tiền gã bị phạt chỉ có 8 triệu VNĐ, dân chúng ai cũng bảo nhẹ. Nhưng uy tín của hắn, đã vĩnh viễn bị nhét xuống hố. Rồi Hội Luật gia, Đoàn luật sư nơi hắn đăng tên hành nghề chắc sẽ còn có các hình thức kỉ luật khác. Đấy cũng là mong muốn của đông đảo bạn đọc không chỉ của cô PV TTX và các nhà báo.
Cho nên, dù có trót lỡ miệng ngỏ lời xin Chính phủ trợ giúp để lập Quỹ vượt khó thoát nghèo cho ngành mình, hòng thoát qua cơn bĩ cực mất nguồn thu quảng cáo giờ vàng, vác thang “uống đi, ngủ cho khỏe”, đã đành, dân vẫn thông cảm và Cô thương cánh báo chí.
Các nhà báo - nhà thơ thì dịp này oách, công nhận! Họ không chỉ đi đầu trong việc tuyên truyền góp phần chống dịch hiệu quả, họ còn tạo nên thi hứng cho nhà nhà, người người, để cả nước như một rừng hoa-thơ, đua nhau khoe sắc thắm, màu tươi lẫn hương thơm ngạt ngào, lấn át vẻ ảm đạm và sắc lạnh do Covid gieo rắc.
Đặc biệt dịp dịch này, có gã thi sĩ Nguyễn Thành Phong đẹp giai, tóc lúc nào cũng bồng bềnh như Xuân Diệu, với cái miệng cười vừa hiền như gái teen vừa quyến rũ như soái ca Hàn Quốc, gã đã có những bài thơ có thể nói là xuất sắc. Đó thực sự là những áng - thơ - vì-dân - chống - dịch nồng nàn, rực lửa, mà tôi trộm nghĩ không nhà thơ nào có thể viết được hay, chuẩn và tử tế đến thế về xã hội và con người Việt Nam trong đại dịch này.
Thế còn các nhà văn, những “cánh én báo mùa xuân”, các vị đâu cả rồi?
Ngoại trừ nhà văn nữ Phan Thúy Hà và đại ca Phạm Ngọc Tiến liên tục mỗi ngày đều có những trang viết đầy xúc động lòng người trước những nỗi cam go của ngành Y trong chống dịch bệnh, nỗi vất vả khổ sở của đồng bào, thì hình như các ông bà nhà văn ta dịp dịch này, đa số ( không phải tất cả nhá), ai nấy đều quyết giữ “tiết hạnh khả phong”, đều đến là hiền thục và dịu dàng, e ấp và đoan trang! Cứ y như thôn nữ trinh nguyên về nhà chồng trên tỉnh, nhìn cái gì cũng lạ, cũng sợ, nói điều gì cũng lúng ba lúng búng như “ngậm hạt thị”.
Có ông nhà văn - nhà báo như gã Nguyễn Như Phong, nổi tiếng về "bút sắc, lòng trong", có các trang viết mang tính chiến đấu cao với cái xấu và bênh vực dân lành trong các tác phẩm của mình, thì nay đúng khi cuộc chống dịch vào lúc cao trào đến đỉnh, lão đóng FB cá nhân, trốn biệt đi đâu đó, đã không "báo bão " giúp dân mà còn tự chuồn đi “tránh bão”! Mà khả năng cao là gã lên núi Đà Lạt, tầm sư luyện Thiền, kiếm dăm củ sâm Ngọc Linh quý ngậm bổ dưỡng sức khỏe cho riêng mình.
Những “cánh chim én" - văn sĩ, văn nhân khác, tất nhiên trong tầm quen biết rất nhỏ hẹp và sự đọc kém cỏi của tôi, thì hình như gặp phải trận mưa rào, mưa đá đêm Giao thừa, đến nay đã Mồng 70 Tết mà lông cánh dường như chưa ráo nước? Nên chả thấy chú chim én nào vỗ cánh làm thành “từng đôi chim bay đi", mang bài ca Hi vọng đến cho đồng bào lúc buồn bã vì cách ly xã hội, lúc nơm nớp hãi sợ vì Côvid, Cô Vy.
Thời xưa, gặp cảnh tao loạn như bây giờ, nói xin lỗi, các cụ Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan chỉ cần vén tay áo thụng, phóng bút sắc, đâm vài dăm chữ vào bản mặt cái lũ XUÂN TÓC ĐỎ với cả TINH THẦN THỂ DỤC, thì chắc chắn cả lũ đó thế nào cũng cúp đuôi im thin thít nằm nhà như "chó thiến hàng cơm".
Thôi thì, thưa các nhà báo - văn sĩ, văn nhân, cứ coi như việc phản đối lên án giặc Tàu đâm tàu cá dân Việt Nam là việc của ngành Ngoại giao đi, cứ coi cái việc Việt Nam gửi Công hàm lên LHQ đã có Chính phủ lo đi, thì quý vị, nếu đã không làm được cánh én báo hiệu mùa Xuân, nay dịch bệnh vẫn cao trào trên khắp thế giới, thử dùng ngòi bút của mình làm nên những cánh chim ưng sải cánh bay lên báo Hạ về đi chứ! Cho nắng lên xua đuổi Cô Vy, cho nắng về để dân tình mau thoát dịch, thoát bệnh !
"Nhanh lên chứ vội vàng lên với chứ"
Dịch tan rồi, ai rảnh đọc các ông?
![]() Một vài đơn vị thành viên ở các tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (PPJ, ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 21/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 8,9 triệu người với hơn ... |
![]() Nhiều ngày qua, không ít công nhân làm việc tại Công ty TNHH Tỷ Xuân khá hoang mang lo lắng vì tin đồn sẽ giảm ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
