![]() |
Mặc dù cấm buôn bán nhưng hàng xe vẫn tấp nập. Ảnh N. Nga |
Có mặt tại KCX Linh Trung 1, Thủ Đức TP HCM giờ tan tầm, công nhân ra về rất đông, xe cộ nườm nượp, không chỉ xe của công nhân mà hai bên đường lối gần cổng còn là xe chở hàng hóa. Rất nhiều công nhân đã dừng tại đây để mua thực phẩm. Các mặt hàng được bán rong rất đa dạng, từ mớ rau đến tôm, tép, cá thịt, hoa quả… nơi đây giống như một khu chợ thu nhỏ.
Điều đáng quan tâm tại đây đó là giá thành của sản phẩm khá rẻ, giá rất “công nhân”. Một mớ rau muống chỉ 2000 đồng, rau mồng tơi 10.000 đồng/4 bó; mướp hương 10.000 đồng được 5 trái, cà chua 10.000 đồng/ kg … Thịt hay cá cũng rẻ hơn rất nhiều so với mua trong siêu thị hay ngoài chợ. Đây có lẽ là lý do chính mà người lao động lựa chọn mua tại những chiếc xe chở hàng rong thay vì vào những nơi kể trên.
Theo quan sát của PV Cuộc sống an toàn, hầu hết công nhân chạy xe từ bên trong cổng KCX Linh Trung 1 đi ra đều dừng lại ở nhiều chiếc xe bán hàng hai bên đường để mua thực phẩm. Loa phát ra từ những quầy hàng “di động” này làm xôn xao cả một đoạn đường dài, công nhân túm năm tụm ba để mua thực phẩm, không khí thật nhộn nhịp.
Chị Lan làm ở Công ty Nissei đang chọn mấy quả mướp về nấu canh tối chia sẻ nhanh rằng, thời gian trước chị thường ghé vào chợ ngay gần hầm cầu Linh Trung 1 mua hàng của người quen. Nhưng thời gian gần đây chị bỏ hẳn thói quen đó vì thực phẩm trong chợ đắt hơn so với các xe hàng bán ngoài đường và để tiện đường về phòng trọ.
![]() |
Rau củ quả giá rẻ được công nhân lựa chọn. Ảnh N. Nga |
“Công ty giờ không tăng ca, công nhân gặp nhiều khó khăn trong công việc, với đồng lương cơ bản ít ỏi chúng tôi cần tiết kiệm tối đa nhất để bảo đảm duy trì cuộc sống. Nhiều anh chị em xóm trọ tôi ở đã có người nghỉ việc, thất nghiệp rồi, đến đồng tích lũy cuối cùng cũng phải lấy ra chi tiêu. Cho nên nếu bữa cơm ngày xưa ăn “sang” cả gia đình 50.000 đồng/ bữa thì bây giờ 40.000 đồng/ cả ngày. Con cái đi học vẫn một khoản nhất định không thể tiết kiệm hơn nên chỉ còn cách tiết kiệm chi phí ăn uống, đi lại, vui chơi…”, chị Lan bộc bạch.
Rất nhiều công nhân hối hả chọn thực phẩm, hối hả về nhà để chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình. Đang đắn đo nên mua hết 10.000 đồng 3 quả mướp hay chỉ mua 1, 2 quả thôi, chị Huệ bảo cả gia đình 4 người hiện nay chỉ được chi tiêu 20.000 đồng - 30.000 đồng/ bữa ăn. Chị Huệ kể bữa cơm trước kia sẽ có thịt hay cá thay đổi để cả nhà, bố mẹ và các con được đủ chất, bây giờ thì bố mẹ ăn rau, con ăn trứng trộn thịt… Chỉ vào số thực phẩm vừa mua được chị Huệ bảo:
“1 mớ rau mồng (mồng tơi) 3000 đồng, nửa kg cà chua 5000 đồng, lát nữa qua chợ mua 10.000 đậu phụ, còn giờ tôi đang nghĩ có nên mua cả 10.000 đồng/3 trái mướp không. Nếu mua thì để ăn ngày mai cũng được, nhưng ăn nhiều bữa liên tiếp sợ chồng và các con ngán. Một tuần bây giờ tôi chỉ có thể để gia đình ăn 1 bữa thịt, cá mà thôi, vì thịt đắt quá, cá cũng không rẻ hơn. Có thể mua cho các con ăn còn cha mẹ nhịn cũng được. Thời buổi khó khăn chung nên phải tằn tiện, biết được mình còn công việc đến khi nào.”
Công nhân xa quê lên thành phố lớn làm việc biết bao khoản phải chi tiêu. Đến tháng đóng tiền nhà, tiền học, tiền ăn cho con, tiền trông trẻ và tiền sinh hoạt phí cho cả gia đình. Hàng trăm khoản không tên luôn sát cánh cùng công nhân bất chấp là thời buổi khó khăn hay làm ăn khấm khá. Người lao động thì luôn luôn gánh trên vai sức nặng của cơm áo gạo tiền, nhất là thời buổi kinh tế suy thoái, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19 này.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,5 triệu người với hơn ... |
![]() Người lao động Sùng Mí Thà cùng gia đình rời Hà Giang vào Bình Dương tìm công việc với mức lương hứa hẹn 9 triệu ... |
![]() Trong mắt nhiều người, tiếp viên hàng không là một nghề lương cao, có danh tiếng và vi vu trên khắp phương trời. Nhưng đằng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
