![]() |
Camera ghi lại hình ảnh ông Đặng Đình Đoàn, Phó trưởng Công an phường Sông Bằng (TP. Cao Bằng) tát phụ nữ. Ảnh cắt từ clip |
Cụ thể, khoảng 22h30 ngày 28/4, trung tá Đặng Đình Đoàn trực tại trụ sở thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Văn Mạnh (bác sĩ Phòng khám Đa khoa Hữu nghị 103 Cao Bằng) về việc bị một người tên Nam nhắn tin, đe dọa, lăng mạ.
Ông Mạnh nhờ ông Đoàn cùng tới tiệm cắt tóc ở phường Đề Thám để gặp Nam. Ông Đoàn đồng ý. Đáng nói, ông dùng xe riêng để đón ông Nam, đồng thời chỉ đạo các cán bộ công an phường. Trên đường đi, ông Đoàn có gọi điện cho Công an phường Đề Thám đến phối hợp.
Tới nơi, ông Đoàn yêu cầu Nam về trụ sở Công an phường Đề Thám nhưng Nam từ chối. Sau đó, hai bên xảy ra cãi vã, ông Đoàn không kiềm chế được nên đã tát vào đầu bà Triệu Mùi Khe và ông Phùng Đức Nam. Công an phường Đề Thám có mặt sau đó đã can ngăn, lập biên bản vụ việc.
Hình ảnh ông Đoàn “tác động vật lý” vào người dân lập tức gây bức xúc trong dư luận. Bởi ông Đoàn có quan hệ từ trước với bác sĩ Mạnh. Chưa kể, ông đã bỏ qua hàng loạt quy trình công tác cũng như quy tắc ứng xử của lực lượng Công an Nhân dân.
Ông Đoàn, dù là Phó trưởng Công an phường, ông cũng không có quyền đánh người dân chỉ vì họ không nghe theo mệnh lệnh của mình.
Ông Đoàn, dù đang trong thời gian trực, ông có thể biện bạch là ông đi giải quyết vụ việc, cũng không thể tự tiện dùng vũ lực yêu cầu ai đó về đồn khi mọi việc mới chỉ soi chiếu từ cuộc điện thoại của người bạn ông.
Ông Đoàn, dù có thể không phải người khiêu khích bằng lời nói trước và thâm tâm ông tin là công dân tên Mạnh đang bị đe dọa, cũng không thể tùy ý thượng cẳng chân, hạ cẳng tay rồi lý giải là ông không thể tiết chế.
Chúng ta cũng cần tách biệt rõ ràng hai vụ việc: thứ nhất là vụ việc ông Mạnh với ông Nam (vụ việc này sẽ được điều tra, xử lý tiếp và sẽ được làm tới nơi tới chốn); thứ hai là cách hành xử của ông Đoàn với ông Nam, bà Khe.
Kể cả ông Nam có sai, có là mối đe dọa thực sự tới sức khỏe, tính mạng của ông Mạnh (đây là giả định) thì việc ông Đoàn bỏ qua tất cả quy trình mà xông vào đánh người là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Ông Đoàn đã sai, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, uy tín của lực lượng Công an Nhân dân. Ông ấy bị cho ra khỏi ngành. Việc mạnh tay xử lý những "con sâu làm rầu nồi canh" của Công an Cao Bằng là đáng ghi nhận. Cái tát của ông Đoàn dành cho người dân đã nhận cái kết là bị cách chức và cho thôi phục vụ trong lực lượng Công an Nhân dân.
Đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ sự bình yên của người dân là con đường gian nan và đầy nguy hiểm. Con đường ấy chỉ dành cho những chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ với tấm lòng trong sáng, bất vụ lợi và hành động đường đường chính chính dựa trên phép tắc và luật pháp.
Loại ông Đoàn khỏi ngành cũng là một việc đáng làm để lập lại uy nghiêm của hệ thống.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Dù bị xác định là người đã kích động để đánh nhân viên bảo vệ tại công ty Diamond, nhưng nữ công nhân vẫn được ... |
Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng không phải ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng biết tự đứng lên ... |
Ai đánh ai? Ai đe dọa ai? Ai phải gọi Cảnh sát 113 đến ứng cứu? Để độc giả có cái nhìn đa chiều, chúng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
