![]() |
Clip chồng đánh vợ ngay trước mặt con ở Bắc Kạn khiến dân mạng xôn xao bàn tán (Ảnh cắt từ clip) |
Việc xảy ra đã vài ngày nhưng vì sự an toàn của nhiều phụ nữ chúng tôi đành nhắc lại. Đoạn clip ghi lại hình ảnh người chồng vừa mắng chửi vừa thẳng tay đánh vợ trước mặt hai con nhỏ được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây phẫn nộ. Sự việc trên xảy ra tại Bắc Kạn. Người đàn ông xuất hiện trong đoạn clip trên là Nguyễn Việt Lượng đang công tác tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn. Còn người phụ nữ trong clip là chị H.H. – vợ anh Lượng.
"Tao nói cho mày biết. Tao nhịn mày nhiều rồi đấy","Láo toét, cút ra khỏi nhà". Những lời lẽ gay gắt trên trích từ clip. Dù người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ, có một đứa trẻ khác đang chứng kiến sự việc, người này vẫn liên tục thẳng tay dùng nhiều cú tát, đấm, đá liên tục… vào người phụ nữ.
Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng không phải ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bạo lực gia đình - giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng những cái bạt tai và nắm đấm - là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Dù là dưới góc độ tâm lý hay pháp lý, phụ nữ khi bị chồng đánh không nên im lặng cam chịu mà hãy đứng lên, mở cửa ra và tự bảo vệ chính mình.
Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định, trong trường hợp này, người phụ nữ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình cũng như yêu cầu các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc...
Theo Điều 49 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người chồng đánh đập gây thương tích cho vợ hoặc thành viên khác trong gia đình bị phạt từ 01 – 1,5 triệu đồng. Nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hay vật dụng khác gây thương tích; Không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương thì bị phạt từ 1,5 – 02 triệu đồng.
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, nếu người chồng cố ý gây thương tích cho vợ mà tỷ lệ tổn thương từ 11% hoặc dưới 100% nhưng dùng hung khí nguy hiểm; dùng axit; gây cố tật nhẹ cho vợ hoặc phạm tội 02 lần trở lên thì sẽ bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt là cải tạo không không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…
Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà, bị phạt đến 300.000 đồng. Nhà là chỗ ở hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Chính phủ quy định, hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức phạt nêu trên thường áp dụng với những người chồng vũ phu, đánh đuổi vợ con ra khỏi nhà.
Theo Điều 5 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, vợ bị chồng đuổi ra khỏi nhà, có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, có thể yêu cầu nơi tạm lánh và giữ bí mật về nơi tạm lánh…
Các mức phạt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cách xử lý trong thực tế còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của sự việc, hoàn cảnh và tình cảm của những người trong cuộc. Nếu người vợ bị chồng đánh cảm thấy không thể cứu vãn cuộc hôn nhân này, có thể tham khảo thêm về thủ tục ly hôn.
Từ một góc nhìn khác: Thu nhập của người lao động năm 2018 bình quân 5,5 triệu/tháng (Cuộc khảo sát được Viện Công nhân và công đoàn tiến hành với trên 3.000 người lao động tại 150 doanh nghiệp đủ các loại hình ở 25 tỉnh, thành phố). Nếu đưa ra một một phép cộng thô cứng thì với thu nhập này người chồng đi làm một tháng đủ để chiụ phạt: đánh vợ gây thương tích, đánh không đi cấp cứu hay chăm sóc, rồi sau đó đuổi vợ ra khỏi nhà. Tổng chi cũng chỉ tối đa hết 2,3 triệu nếu tỷ lệ thương tích gây ra cho vợ không quá 11% và không dùng hung khí.
Ô hô! Sau những ngạc nhiên tấn công tình dục trong thang máy phạt 200 ngàn đồng, quậy phá chửi nhân viên trong sân bay phạt 200 ngàn đồng thì nay lại có thêm ngạc nhiên mới. Đi làm một tháng đủ gấp đôi chi trả tiền phạt nếu đánh vợ gây thương tích; không chăm sóc rồi đuổi vợ ra khỏi nhà. Làm đàn ông ở Việt Nam sao được ưu ái lạ!
![]() Mỗi lần lừa đưa phụ nữ trẻ đẹp đưa sang Trung Quốc bán thành công, 3 đối tượng “buôn người” sẽ được đầu nậu trả ... |
![]() Qua 900 thử nghiệm lâm sàng để làm dịu cơn đau và giảm lo lắng cho phụ nữ vượt cạn thông qua thực tế ảo, ... |
![]() Thời gian qua đã diễn ra một số vụ sàm sỡ, dâm ô phụ nữ, trẻ em trong thang máy ở Hà Nội và TP. ... |
![]() Tôi nhìn sững người phụ nữ ở “xứ ngàn hoa” (Đà Lạt, Lâm Đồng) đang dùng con đội nâng gầm chiếc ô tô lên một ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
