![]() |
Hành động quấy rối của người đàn ông với nữ sinh viên. Ảnh Internet |
Khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2019 đã xảy ra hai vụ dâm ô, cưỡng hôn trong thang máy đối với một nữ sinh ở Hà Nội và một bé gái ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo nên mối lo chung của toàn xã hội về tình trạng thiếu an toàn khi đi thang máy, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Bày tỏ quan điểm sau sự việc trên, nữ sinh Kiều Miên sống tại chung cư Imperial Garden, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Từ khi xảy ra vụ việc, mình rất sợ khi đi thang máy một mình. Cho dù thang máy có hay không có camera đi chăng nữa, mình vẫn cảm thấy rất thiếu an toàn”.
Sự việc nữ sinh bị cưỡng hôn chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu an toàn trong thang máy khi đi một mình, ngay cả khi thang máy đã có camera giám sát hay bảo vệ luôn theo dõi. Nếu trước đây, mọi người thường lo ngại về tình trạng kẹt thang máy và nỗi lo ứng phó thoát hiểm khi đi thang máy một mình thì thời điểm hiện tại, thang máy còn là nỗi ám ảnh chung về sự xuất hiện của những kẻ dâm ô, biến thái.
Chị Hoàng Thị Hạnh, có con nhỏ, sống tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đến giờ tôi vẫn chưa hết hoang mang vì sự việc bé gái bị dâm ô ngay trong thang máy. Tôi lo lắng cho con tôi cũng như con gái của nhiều bậc phụ huynh khác. Bọn trẻ đang thực sự thiếu an toàn khi đi thang máy một mình”.
Việc tự bảo vệ mình trong thang máy khi bị kẻ biến thái sàm sỡ cần những kĩ năng quan trọng. Cho dù trong các tòa nhà hay khu chung cư có thang máy luôn được lực lượng chức năng túc trực, nhưng việc tự mình cứu mình vẫn là hết sức cần thiết. Theo đó, phụ nữ, trẻ em cần được hướng dẫn và thực hành thuần thục kĩ năng chống trả và kêu cứu. Khi gặp những kẻ biến thái hay “yêu râu xanh”, tuyệt đối không nên dùng vũ lực mà khéo léo đẩy họ vào sát tường, lên gối chống trả trước khi thang máy mở cửa hoặc trang bị một chiếc còi kêu cứu để hô hoán mọi người, vì vốn dĩ những kẻ biến thái rất sợ tiếng còi, tiếng động.
TS. Trần Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Tùy thuộc vào độ tuổi, thói quen của trẻ mà mỗi gia đình cần tạo cho trẻ những cách ứng xử ở mỗi hoàn cảnh. Đầu tiên, cha mẹ cần cho con tập quen dần với thói quen hằng ngày phải di chuyển trong thang máy, dạy cho trẻ những kĩ năng cần thiết, hình dung ra những tình huống bất lợi cho con mình khi phải đi một mình trong thang máy.
Khi đi một mình, có người lạ bước vào thì nên nhanh chóng bước ra hoặc chọn một tầng gần nhất để thoát ra ngoài, tránh những nguy hiểm có thể gặp phải. Đối với trẻ ở độ tuổi dưới 10 tuổi, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ra ngoài một mình, nhất là đi trong thang máy. Nguy hiểm thang máy không chỉ là gặp kẻ xấu mà còn là tình trạng kẹt thang máy, thiếu an toàn trong thang máy”.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
