Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn
Hoạt động Công đoàn

Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn

Nguyễn thị Quyên
Tác giả: Nguyễn thị Quyên
Ảnh hưởng cơn bão số 3 đã làm nhiều địa phương miền núi phía Bắc ảnh hưởng nặng nề. Khắp nơi đều tang thương và mất mát. Trước nỗi đau đó, nhiều Công đoàn trường mầm non ở huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã chung tay góp sức mang những yêu thương, tình cảm đến với đồng bào ngay sau khi thiên tai xảy ra.
Những vòng tay ân tình giúp cô giáo nghèo Cao Bằng vượt lên nghịch cảnh

Nỗi đau bao trùm

Rừng núi Cao Bằng trùng điệp chen lẫn những thửa ruộng bậc thang. Những con suối nước trong xanh chảy róc rách qua khe đá, những con đường chạy quanh co uốn lượn qua các chân đồi sườn núi, đi qua các bản làng tạo nên một mảnh đất kì vĩ và huyền ảo. Nhưng cơn bão số 3 (Bão YAGI) đã làm biến dạng mảnh đất nơi đây.

Dòng suối chảy hiền hoà trước đây bỗng biến thành một dòng nước khổng lồ hung dữ chảy cuồn cuộn cuốn đi tất cả mọi thứ và biết bao sinh mạng vô tội. Những thửa ruộng bậc thang, những con đường bị sạt lở vùi lấp và cả những ngôi nhà bản làng kia của những hộ dân đang bình yên sinh sống bỗng trở nên hoang tàn đổ nát…

Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn
Những lán trại dựng tạm để tránh lũ ở miền núi Cao Bằng. Ảnh: ĐVCC

Ngày 09/9/2004, Cao Bằng xảy ra một biến cố chưa từng có trong lịch sử. Trong một đêm định mệnh đã khiến một vùng trời thương tâm và ảm đạm, một nỗi đau bao trùm. Những con đường từng đoạn bị gãy đứt, những ngôi nhà bị vùi lấp, bị ngập sâu trong biển nước, bị lũ cuốn trôi đi mọi thứ chỉ còn lại một đống hoang tàn đổ nát.

Cụ thể tại xóm Lũng Súng, xã Ca Thành sạt lở đất đồi lấp 6 hộ dân làm 11 người thiệt mạng; tại xóm Lũng Lỳ, xã Yên Lạc vùi lấp 06 hộ làm 09 người thiệt; tại xóm Khuổi Ngọa, xã Ca Thành, Km 180+680 Quốc lộ 34, sạt lở Taluy dương đẩy 02 xe xuống vực, suối, làm 32 người thiệt mạng, hiện còn 02 người mất tích đang tiếp tục tìm kiếm. Và hàng ngàn ngôi nhà bị ngập nước, cô lập…

Bà con nơi bị thiệt hại vô cùng hoảng loạn, chỉ biết gào khóc kêu cứu thất thanh trong tuyệt vọng. Tận cùng của nỗi đau, cùng cực, nhìn cảnh nhà cửa hoang tàn, đổ nát, ngập nước những người dân nhỏ bé chỉ còn biết ôm mặt khóc. Họ khóc thương cho thân phận của mình, khóc cho cảnh ngộ lúc này mà nỗi ám ảnh không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai… Bao nhiêu tủi hờn, lo lắng, mất mát, bất lực không biết rồi đây sẽ sinh sống sao khiến mọi người không kìm được nỗi xót xa.

Chuyến đi đầy tình người

Những người dân bị thiệt hại đang cần lắm những những tấm lòng nhân ái, những vòng tay yêu thương giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn cuộc sống hiện tại. Thấu hiểu được tình cảnh lúc này của bà con vùng bị thiệt hại đang gồng mình chống chọi với thiên tai, mọi đau thương, chồng chất khó khăn mất mát, đồng chí Hà Khánh Ninh - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đức Long và đồng chí Nông Thị Thanh Huyền - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Dân Chủ (huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng) đã chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”.

Tất cả với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” cùng hướng về nơi bà con nhân dân vùng bị thiệt hại. Triển khai khẩn trương phát động quyên góp ủng hộ bằng tấm lòng hảo tâm để tiếp tế cứu trợ kịp thời chung tay góp sức giúp đỡ bà con.

Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn
Tập kết nhu yếu phẩm chuẩn bị lên đường đến với đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai. Ảnh: ĐVCC

Với tinh thần đó, tập thể Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Đức Long và Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Dân Chủ đã phối hợp phát động thu nhận đồ dùng và nhu yếu phẩm cần thiết nhất như sữa, mì tôm, quần áo, nước uống. Đặc biệt với tấm lòng nhân ái, đồng chí Hoàng Thị Hồng Na, đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Dân Chủ thức thâu đêm để gói và luộc được 200 cái bánh chưng ủng hộ với tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Đồng chí Nông Thị Thu Hà, đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Đức Long dù có hoàn cảnh éo le, chồng mất sớm do tai nạn lao động, một mình nuôi 2 con nhỏ luôn ốm đau nhưng cô đã bỏ số tiền dành dụm để mua sách vở quần áo cho con vào năm học mới để đi mua một số nhu yếu phẩm quần áo, tã lót, bỉm… mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp đỡ cho bà con lúc này đang cần thiết hơn.

Hai đơn vị Công đoàn cơ sở Trường mầm non Dân Chủ và Đức Long đã cùng chung tay góp sức thực hiện một chuyến đi thật ý nghĩa đong đầy tình yêu thương. Với mong muốn góp chút sức lực bù đắp vật chất động viên tinh thần đến với bà con trong khó khăn, họan nạn. Đoàn chúng tôi không chỉ mang những vật dụng nhu yếu phẩm cần thiết mà còn mang theo cả lòng quyết tâm với trách nhiệm cao cả để cùng bà con vượt qua cuộc sống khó khăn trước mắt.

Hành trình ngày thứ nhất của đoàn chúng tôi đến với bà con bị ngập lụt của xã Ngọc Động và xã Thanh Long thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các lực lượng tiếp ứng, sau 30 phút di chuyển bằng phương tiện bè mảng, chúng tôi đã tiếp cận được những hộ dân đang bị cô lập nơi đây.

Trước mắt chúng tôi lúc này là hình ảnh bà con trong tâm trạng hoang mang, mệt mỏi buồn rầu, đôi mắt đỏ hoe nhìn những nhà bị ngập sâu trong nước. Thật không khỏi xúc động và nghẹn nghào khi nghe người dân chia sẻ về những khó khăn trong những ngày qua: “Các cô các chú ơi, 2 ngày 3 đêm bà con không có gì ăn, bị cô lập, trong này chỉ còn lại con người còn mọi thứ đều ngập sâu trong nước. Bà con mất hết tất cả rồi. Hãy giúp đỡ và cứu lấy bà con”.

Đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình ngày thứ hai trên cung đường đầy bùn đất với nguy cơ sạt lở cao rất nguy hiểm. Quãng đường suốt 3 giờ đồng hồ nhờ có sự giúp đỡ của các đoàn thể địa phương, đoàn chúng tôi cũng đến được xóm Lũng Lỳ, xã Vũ Nông, bản Lũng Súng xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình. Đây là địa điểm chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ, đất lở đã vùi lấp hoàn toàn 32 ngôi nhà và 9 người thương vong. Chỗ ở cho bà con lúc này chỉ là những tấm bạt chống bằng cây que tạm bợ.

Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn
Tập kết nhu yếu phẩm chuẩn bị lên đường đến với đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai. Ảnh: ĐVCC

Gần 200 nhân khẩu rơi vào cảnh ‘màn trời chiếu đất’ đang vô cùng thiếu thốn từ cái ăn đến cái mặc. Nhìn nét mặt từ trẻ em đến người già vẻ mặt vẫn còn bàng hoàng sợ hãi trước thảm cảnh xảy ra. Nỗi đau không thể nói bằng lời hiện lên trong những ánh mắt thất thần trước cảnh tan hoang, đổ nát. Đau lòng, chua xót nhất là những gia đình cùng lúc mất đi nhiều người thân.

Đoàn chúng tôi cùng đồng cảm với nỗi mát mát và trái tim tất cả chúng tôi cũng đều nhói đau khi nghe lại những lời kể còn nghẹn nấc không nên lời. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, những chai nước lọc những chiếc bánh chưng, gói mì tôm và những hộp sữa, những bộ quần áo… dù nhỏ bé nhưng là nguồn động viên an ủi tinh thần với sự quan tâm bằng cả tấm lòng. Tất cả mang theo hơi ấm đùm bọc đong đầy yêu thương cùng chung nhịp đập trái tim cả nước đang hướng về đồng bào thân yêu. Đó là động lực quý giá để tiếp sức cho nhân dân xoa dịu được phần nào sau những biến cố xảy ra.

Lan tỏa tinh thần “thương người như thể thương thân”

Sự đóng góp một phần nhỏ bé của các đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Dân Chủ và Mầm non Đức Long, huyện Hoà An đã thắp lên ngọn lửa tinh thần bằng mệnh lệnh trái tim, mang theo hơi ấm của sự đùm bọc che chở. Đoàn chúng tôi đã đóng góp một phần tuy nhỏ bé nhưng trong đó chứa đựng đầy tình yêu thương của con người.

Mệnh lệnh trái tim hướng về nơi bão lũ của Công đoàn
"Một miếng khi đói bằng một gọi khi no". Ảnh: ĐVCC

Đây một việc làm rất ý nghĩa và thiết thực trong cuộc sống với mong muốn lan toả rộng rãi đến cộng đồng qua một số hình ảnh thực tế mà đoàn chúng tôi chụp và quay trực tiếp trong cuộc hành trình thiện nguyện. Qua đó đã kết nối đến nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân và nhiều tổ chức khác.

Mệnh lệnh trái tim của mỗi đoàn viên Công đoàn chúng tôi đã phát huy một cách tích cực đến nhiều đồng nghiệp, đồng chí cũng đã theo tiếp bước chân chúng tôi để cùng chung tay đồng lòng hướng về vùng bà con trên mảnh đất Cao Bằng bị thiệt hai do ảnh hưởng cơn bão số 3 (YAGI) gây ra. Mọi sự hỗ trợ thiết thực dù lớn hay nhỏ sẽ làm vơi bớt những đau thương, mất mát, góp phần ổn định đời sống của người dân vùng bị bão lũ.

Hy vọng những nghĩa cử cao đẹp của “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, đoàn kết, gắn bó của đoàn thiện nguyện do Công đoàn chủ trì sẽ tiếp nối những vòng tay nhân ái, những trái tim đồng cảm tiếp tục đồng hành chung tay góp sức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Những tấm lòng Những tấm lòng "từ mẫu” trong thế giới bệnh nhân tâm thần

Nếu chăm sóc người bệnh bình thường vốn đã khó khăn, thì việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần càng khó khăn gấp ...

Điểm sáng trong nhiệm kỳ 2018-2023 của Công đoàn tỉnh Cao Bằng Điểm sáng trong nhiệm kỳ 2018-2023 của Công đoàn tỉnh Cao Bằng

Vượt qua những khó khăn xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc biệt là tình hình dịch bệnh ...

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm