Phóng sự Đời thợ: Một cuốn sách đáng đọc, và phải đọc nhiều lần
Người lao động

Phóng sự Đời thợ: Một cuốn sách đáng đọc, và phải đọc nhiều lần

TẠP CHÍ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN
Những tháng gần đây, bạn đọc chú ý nhiều đến các phóng sự đăng tải trong chuyên mục “Đời thợ” của tạp chí Lao động và Công đoàn, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chú ý nhiều bởi hai lẽ, thứ nhất đây là thể loại vốn được xem là “trọng pháo” của báo chí đã nở rộ với nhiều hương sắc trên một tạp chí mà trước đó chưa có điều kiện chăm chút phóng sự; thứ hai là thông qua các phóng sự đã đăng tải, người đọc cảm nhận đầy đủ, thấu hiểu cuộc đời và công việc của những người lao động, mở ra một cánh cửa thông tin rất quan trọng về vai trò của công đoàn thông qua những câu chuyện sinh động và cụ thể. Qua đó, càng thấu cảm những đóng góp thường là thầm lặng của tổ chức Công đoàn, những niềm vui trong miệt mài cần lao và sáng tạo của người lao động cũng như những khó khăn, những nỗi niềm riêng cần được trân trọng, sẻ chia…

Phóng sự Đời thợ: Một cuốn sách đáng đọc, và phải đọc nhiều lần
Ấn phẩm "Phóng sự Đời thợ" được Tạp chí Lao động và Công đoàn phát hành vào cuối năm 2024.

Chỉ cần đọc những cái tên phóng sự cũng có thể phần nào hình dung câu chuyện về những người lao động và vai trò của tổ chức Công đoàn trong đời sống hiện nay: “Qủa ngọt từ nghị lực phấn đấu không ngừng và tình công đoàn”, “Một thợ giỏi, đảng viên tận tụy”, “Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn”…

Trong phóng sự “Quả ngọt từ nghị lực phấn đấu không ngừng và tình công đoàn” của tác giả Đỗ Lâm, người đọc cảm kích trước một câu chuyện mang bóng dáng cổ tích đời thường hôm nay. Đó là số phận của anh Lưu Văn Khoa, một người trẻ ở tỉnh Lâm Đồng học giỏi nhưng nhà nghèo, mẹ không may bị tai nạn giao thông mất sớm khiến đường học quá sức gian nan. Nếu không nhờ nghị lực bản thân và ngoại lực do tổ chức Công đoàn làm đầu mối thì không biết tương lai sẽ đi về đâu.

Tác giả là người trong cuộc kể lại rằng: “Tôi không bao giờ quên lần tham gia điều tra tai nạn lao động vào cuối năm 2020. Khi ấy hình ảnh bà ngoại của Khoa - người mẹ già trên 70 tuổi giàn giụa nước mắt, nói không trọn lời trong tiếng nấc khi làm việc với tôi về vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng con gái của bà. Kết thúc buổi làm việc, nhờ sự hỗ trợ của anh Lê Đình Ngọc - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc, tôi đến thăm nhà Khoa. Căn nhà tạm nhỏ bé mượn tạm hai vách nhà hàng xóm đôi bên làm tường, nằm thu mình dưới tán cây sầu riêng, cửa luôn khép hờ nhưng rất im ắng”. Tổ chức Công đoàn địa phương đã nỗ lực làm hết sức mình để hỗ trợ cho Lưu Văn Khoa vượt qua số phận. Khoa được hỗ trợ tiền học, máy tính cho đến khi tốt nghiệp Khoa Toán - Đại học Đà Lạt với kết quả xuất sắc. Và anh được ngành giáo dục TP. HCM tuyển chọn giáo viên dạy trường chuyên Lê Hồng Phong của thành phố theo chủ trương thu hút tài năng. Thật là một kết thúc có hậu qua rất nhiều thử thách như trong truyện cổ tích.

Tác giả kết bài vết bằng lời của một giáo viên từ tâm ở địa phương. “Mỗi người chia sẻ, góp một phần bé nhỏ nhưng nhiều người chung sức đã giúp được cháu Khoa vượt qua khó khăn, có thêm động lực để hoàn thành ước mơ của mình. Dù không được chứng kiến niềm vui này nhưng mẹ của cháu Khoa chắc cũng mãn nguyện về sự nỗ lực của con trai mình và cả tình yêu thương mà tổ chức Công đoàn luôn dành cho Khoa”, cô giáo Lê Thị Cảnh bày tỏ.

Phóng sự Đời thợ: Một cuốn sách đáng đọc, và phải đọc nhiều lần
Những tác phẩm phóng sự "Đời thợ" tiêu biểu được tuyển chọn để in thành ấn phẩm đặc biệt.

Còn trong phóng sự “Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn” của tác giả Minh Khôi - Ngô Khiêm thì kể lại một phần đời rất đáng nhớ và đáng nói của anh Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Sản xuất, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti (KCN Quang Minh, Hà Nội).

Xuất thân là một công nhân, tốt nghiệp THPT, anh Chỉnh đã miệt mài học hỏi, không ngừng cố gắng vươn lên, đóng góp cho doanh nghiệp bằng những sáng chế hữu dụng của mình. Từ một người thợ, anh đã trưởng thành, tự nguyện xin đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành một “thủ lĩnh" công đoàn của công ty.

Anh Chỉnh tâm sự: “Từ khi vào Đảng, tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn với công ty, luôn ý thức đi đầu, gương mẫu, trách nhiệm để quần chúng noi theo. Những sáng kiến, sáng tạo của tôi hầu hết được ra đời trong thời gian tôi đã được kết nạp Đảng. Những sáng kiến ấy có được từ quá trình tích lũy, lao động sản xuất và cũng từ trách nhiệm của một đảng viên”, anh Chỉnh nhấn mạnh”.

Nhưng ở phía khác của cuộc đời vẫn còn những người lao động không được gặp nhiều may mắn trong công việc, trong cuộc sống. Chẳng hạn trong phóng sự “Hành trình không trọn vẹn” của tác giả Trần Duy Phương - Minh Khôi.

Bài viết mở đầu bằng tâm sự của những nhà báo của Tạp chí Lao động và Công đoàn khiến chúng ta thấy se thắt: “Tháng 9 này, những công nhân cuối cùng của Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ được chốt sổ bảo hiểm. Kế hoạch tổ chức liên hoan được thảo luận cả tháng nay. Chúng tôi được mời bởi đã đồng hành cùng họ trong suốt 3 năm trời đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội. Đã đành là vui, song cũng chẳng khỏi suy nghĩ. Hành trình ấy sẽ trọn vẹn biết bao nếu còn có sự hiện diện của một người!”

Đó là tình cảnh chị Dương, một người thợ của công ty đã nêu. Chị quê Thái Nguyên, theo chồng về Hà Nội làm công nhân từ năm 2003. Rồi vận hạn đã đến khi chồng chị bị ung thư vòm họng rồi qua đời, đến lượt chị cũng bị ung thư di căn lên não. Thế nhưng công ty lại nợ lương người lao động, trong đó có chị. Nhờ các đồng nghiệp đấu tranh, Công ty 1-5 mới trả 8 tháng lương vỏn vẹn 24 triệu đồng, còn chế độ BHXH của chị vẫn không được giải quyết.

Phóng sự kết thúc trong nỗi ngậm ngùi, tê tái: “Gần đây, một số anh chị em công nhân lại đến BHXH huyện Đông Anh đòi được tiền ốm cho chị Dương theo chế độ. Số tiền không lớn, được chuyển về tài khoản con trai chị. Họ buồn bã nói: “Cả đời làm lụng, đến lúc mất rồi mới được lĩnh tiền ốm”. Nếu không có tình thợ, nếu không có sự vào cuộc bền bỉ của những cây bút Tạp chí Lao động và Công đoàn, chắc chắn những số phận người thợ như chị Dương chắc còn bi thảm hơn nhiều.

Phóng sự Đời thợ: Một cuốn sách đáng đọc, và phải đọc nhiều lần
Đây là đặc san của Tạp chí Lao động và Công đoàn được ra mắt nhân kỷ niệm 95 năm Tạp chí xuất bản số đầu tiên (01/10/1029 - 01/10/2024).

Cùng quan tâm đến những mảnh đời thợ vất vả, cơ cực kể cả với trẻ em phải mưu sinh khi chưa đủ tuổi rất dễ sẽ phải chịu bạo hành còn có nhiều phóng sự đáng chú ý khác như “Miếng ăn, máu và nước mắt” của tác giả Hoàng Quân; cũng như hai bài viết ngồn ngộn chất liệu và cảm xúc từ đời thực của cây bút phóng sự quen biết Đào Tuấn: “Những lao động 4 số 0 trong thời đại 4.0” và “Những cuộc mưu cầu hạnh phúc” đặt ra nhiều vấn đề rất đáng lưu tâm. Như từ nhân vật nữ Ngần Thị Hoa từ Sơn La, 9 năm trước mới chỉ học xong lớp 9 phải về Hà Nội kiếm sống cũng đặt ra nhiều thông điệp khiến người đọc suy ngẫm: “… 9 năm, 2 loại công việc giản đơn không đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật, và Hoa chưa từng biết đến bảo hiểm xã hội. Đơn giản là vì Hoa không biết”.

Ông André Gama, chuyên gia an sinh xã hội của Tổ chức Lao động quốc tế Việt Nam (ILO) từng được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời, rằng: Để tăng cường các chính sách an sinh xã hội vào nhóm lao động phi chính thức, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn vào chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi “Khi Nhà nước đầu tư một triệu đồng vào an sinh xã hội, sau một năm sẽ tạo ra ba triệu đồng vào GDP tăng trưởng nền kinh tế”.

Từ kinh nghiệm của nhiều nước, chuyên gia của ILO cho rằng Việt Nam nên áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho tất cả người lao động. Phải mở ngoặc rằng, không chỉ có ý nghĩa về mặt tăng trưởng kinh tế, bảo hiểm xã hội còn là một thứ “của để dành” cho người lao động. Nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc đóng bảo hiểm xã hội, cả 4 nhân vật xuất hiện trong bài viết này đều chỉ... cười”. Nhân vật trong phóng sự thì bật cười một cách hồn nhiên nhưng người đọc thì không, bởi một thực tế đầy nghịch cảnh cần phải thay đổi để hoàn cảnh trở nên nhân văn hơn.

Còn nhiều tác phẩm đời thợ có chất lượng trong tập sách này được thể hiện tâm huyết và sống động, như về nghề làm kẹo Cu - đơ truyền thống giữa thời thị trường cạnh tranh khốc liệt, một nghề ẩm thực thú vị nhưng cũng đòi hỏi sự chịu khó, tỉ mẫn và tinh tế, hay về những người lao động làm nhiều nghề khác nhau như những thầy thuốc tận tâm như mẹ hiền, những người thợ - nghệ sĩ không ngừng sáng tạo… cũng là những trang viết chứa chan cảm xúc, nhẹ nhàng đi vào lòng người và neo đậu.

Tựu trung, đây là một tập sách cần đọc, đáng đọc và chắc có lẽ phải đọc nhiều lần.

Video: Một số hình ảnh giới thiệu về ấn phẩm "Phóng sự Đời Thợ".

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm