Người lao động

Covid-19 đã khiến một người đàn ông trở thành 'cửu vạn' bất đắc dĩ

Ý Yên
Tác giả: Ý Yên
Nếu mọi việc suôn sẻ thì chỉ còn 1 tuần nữa anh Thanh sẽ có chứng chỉ thợ hàn. Anh sẽ quay trở lại miền Nam để khởi đầu cho một nghề nghiệp mới, tràn đầy hứng khởi: đi làm công nhân. Nhưng dịch Covid-19 đã khiến mọi tính toán của anh đổ bể. Sau ngày học đầu tiên, trường dạy nghề đóng cửa chưa biết khi nào mở lại. Anh bảo, tại cái số anh nó đen vậy đó! Rồi, để tiết kiệm chi phí, anh chủ động “mắc kẹt” ở Hà Nội, ngày ngày ra đứng gầm cầu vượt đường Bưởi hành nghề cửu vạn, đêm về cuộn mình trong cái “ổ chuột” rách bươm, hôi rình tại một xóm trọ rẻ tiền bên dòng sông Tô Lịch.
covid 19 da khien mot nguoi dan ong tro thanh cuu van bat dac di
Anh Nguyễn Bá Thanh (36 tuổi) - một cửu vạn bất đắc dĩ giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh: M.K

Tôi gặp anh Nguyễn Bá Thanh chiều 6/4 tại gầm cầu vượt đường Bưởi, một trong những “chợ người” nổi tiếng giữa Thủ đô. Trời vừa tạnh mưa, bắt đầu hửng nắng, lượng người qua lại cũng dần đông hơn so với mật độ chung của những ngày giãn cách xã hội vì Covid-19. Ngoài anh Thanh còn có 2 người đàn ông khác, kẻ xỏ tay túi quần đứng dựa vào lan can sắt, người kê tấm gỗ ngồi thu lu một góc, mắt nhìn ra phố.

“Dịch bệnh thế này mà vẫn đi làm hả các anh?”, tôi hỏi.

“Ra đây ngồi chứ nằm mãi trong phòng cũng bí”, một người lên tiếng. Rồi anh ta kể: “4 ngày nay chưa kiếm ra được đồng nào. Cô vít, Cô veo… người ta chẳng ra đường. Mà kể có việc họ cũng không dám gọi chúng tôi đến khuân vác, sợ mang bệnh cho nhà người ta. Giờ chỉ trông chờ bốc hàng công (container) ở mấy khu công nghiệp thôi. Tuy nhiên, cũng đã ma nào gọi đâu?”.

Thỉnh thoảng công an phường cũng đến yêu cầu họ về phòng trọ, không tụ tập ngoài đường theo Chỉ thị phòng chống dịch Covid-19, nhưng… quẫn quá, họ lại phải mò ra đây. Công an có đuổi thì lại đi lảng vảng ra chỗ khác, rồi đâu lại vào đấy. Họ sợ đói hơn là sợ virus Sars-CoV-2.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở Hà Nội, có đến gần hai chục cửu vạn tập trung ở đây để kiếm việc. Ai thuê gì làm nấy. Hầu hết đều là người ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ ngày dịch bệnh lan rộng, việc ít dần, trong khi Chính phủ và thành phố thực hiện giãn cách xã hội, anh em “chợ người” kéo nhau về quê gần hết. Xóm trọ ven sông Tô Lịch, nơi tập trung những người đồng hương Yên Thành, Nghệ An bây giờ chỉ còn lại 3 người. Người bất đắc dĩ ở lại vì nhỡ xe. Người lại lo về thì vợ con, làng xóm phải liên luỵ cách ly. Riêng Thanh, mới “khăn gói quả mướp” từ Đồng Nai ra Hà Nội được hơn 1 tháng, tiếc tiền đi lại nên anh chẳng ngược vào miền Nam với vợ con, cũng không về Nghệ An thăm gia đình, họ hàng. Với anh, chuyến đi lần này đã là một sự đầu tư lớn rồi.

“Số anh đen thật! Vừa ra Hà Nội hôm 4/3, đóng học phí hơn chục triệu tại Trung tâm Hàn công nghệ cao dưới Văn Điển để học lấy cái chứng chỉ nghề hàn trong vòng tháng rưỡi để xin đi làm công nhân. Ai ngờ học được 1 ngày thì trường đóng cửa vì dịch bệnh, chứ không thì bây giờ sắp có bằng rồi".

5 năm trước, vợ chồng con cái anh Thanh bồng bế nhau từ Nghệ An vào Đồng Nai lập nghiệp. Tại đây, chị làm công nhân tại một công ty sản xuất giày da ở thành phố Biên Hoà; còn anh làm nhân viên chà chuồng heo tại một trang trại heo nái ở huyện Xuân Lộc. Hai đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, một đứa năm nay học lớp 6 còn một đứa mới vào lớp 1, ở cùng mẹ trong một căn nhà trọ tuềnh toàng, chật chội. Cứ cuối tuần anh lại chạy xe hơn 70 cây số từ Xuân Lộc về thăm vợ con. Từng ấy năm xa quê cũng là từng ấy năm gia đình anh không về quê ăn Tết.

Ra Tết vừa rồi, sau một cuộc nhậu, anh quyết định dứt mình khỏi công việc chà chuồng heo. Hôm đó, người bạn cùng quê động viên anh đi làm công nhân tại một công ty lắp ráp tàu biển dưới Vũng Tàu, lương cao, lại nhiều quyền lợi... và chắc chắn sẽ xin được việc cho anh nếu có chứng chỉ nghề hàn. Anh nghe xong thấy "bùi" tai. Đó cũng là lý do mà giờ này anh có mặt ở Hà Nội. "Mấy hôm nay ông chủ trại heo cứ gọi điện hỏi thăm. Người ta muốn mình về làm tiếp. Nhưng anh xác định rồi. Bằng mọi giá phải ở lại đây để lấy được cái chứng chỉ để đi làm công nhân", anh Thanh chia sẻ.

covid 19 da khien mot nguoi dan ong tro thanh cuu van bat dac di
Anh Thanh trong căn phòng trọ của mình tại xóm cửu vạn bên bờ sông Tô Lịch - Ảnh: M.K

Cũng may, anh kết nối được với những cửu vạn cùng quê, gia nhập “chợ người” từ đó. Rồi anh thuê luôn một phòng trong xóm cửu vạn để có chỗ chui ra chui vào, lại gần anh em, giá thuê 350 nghìn/tháng.

Chỗ ở của người đàn ông 36 tuổi này nên gọi là lều thì đúng hơn. Người ta dựng những tấm cốp pha xung quanh rồi lấy vải bạt quây lại. Diện tích vừa đúng một tấm phản đủ cho một người nằm cùng với đống chăn, màn, quần áo. Mở cửa ra là nhảy tót lên phản, chỉ có thể nằm, ngồi mà không thể đứng. Bốn bề vá chằng vá đụp mà vẫn hở trên hở dưới, chẳng biết sập lúc nào. Trên cái cửa gỗ xộc xệch có một sợi dây dùng để buộc níu vào nửa tấm ngói fibro xi măng dựng đứng bên cạnh, cửa được khoá bằng cách đó.

"Ở đây phòng nào cũng thế cả. Chả có gì đáng giá mà sợ mất. Nhưng mà anh cũng phải bỏ gần 600 nghìn để sắm chăn, màn, chiếu, xà phòng, thuốc đánh răng... rồi đấy. Tình hình này anh xác định phải ở đây lâu lâu", anh Thanh tâm sự.

Từ ngày hành nghề cửu vạn ở Hà Nội, anh Thanh cũng gửi vào cho vợ con được 3 triệu đồng. Đó là thời gian đầu, khi dịch bệnh chưa nghiêm trọng, anh vẫn nhúc nhắc có việc để làm. "Ăn nhất là bốc hàng công (container). Họ chở mình sang khu công nghiệp Quang Minh. Bốn người bốc đầy 2 công. Chia ra, mỗi người được 560 nghìn. Nhưng mà bốc toàn hàng nội thất, mệt lắm", anh nói. Nhưng từ đầu tháng 4 tới giờ anh chưa kiếm được đồng nào. Các nhóm "bốc vác hàng hoá - dọn chuyển nhà" trên facebook mà anh mới tham gia cũng im bặt, không cập nhật thông tin.

Hàng ngày, anh Thanh cùng với 2 người đàn ông trong xóm trọ lại lững thững đi về phía gầm cầu vượt đường Bưởi. Biết là đi rồi có khi lại về không, nhưng ngay từ khi tôi mở lời với họ, thì một người đã nói rồi: Nằm mãi trong phòng cũng "bí". Chỉ có điều, bí về không gian hay bí tiền thì anh ta không nói cụ thể. Tôi chắc là cả hai.

covid 19 da khien mot nguoi dan ong tro thanh cuu van bat dac di Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/4

Tính đến 7h sáng ngày 8/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,42 triệu người nhiễm virus corona ...

covid 19 da khien mot nguoi dan ong tro thanh cuu van bat dac di Đại dịch, mâm cơm và bữa nhậu

Giữa những ngày cách ly xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19, mâm cơm gia đình ấm cúng và "thú vui" từ bữa nhậu ...

covid 19 da khien mot nguoi dan ong tro thanh cuu van bat dac di Bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19 đã đi những đâu?

Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân 243 từng đến nhiều nơi đông người như thăm người thân tại các bệnh viện, dự đám cưới, ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm