Người lao động

Những phận đời ở xóm ngụ cư “ở yên” trong những ngày cách ly xã hội

Châu Giang
Tác giả: Châu Giang
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khiến người lao động di cư "treo niêu", không những cuộc sống khó khăn hơn gấp bội còn đẩy họ vào cảnh có quê mà chẳng dám về. Mặc dù vậy, họ vẫn đang ở yên theo chỉ thị và mong mỏi sớm trở lại với công việc.
nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Một góc xóm ngụ cư của những người lao động nghèo phường Phúc Xá. Ảnh: V.G.

Mới còn sớm tinh mơ, bỗng tiếng khóc của đứa trẻ vang lên từ chiếc lều bạt lụp xụp căng giữa đống đổ nát đánh thức cả xóm. Đó là đứa thứ hai nhà Ngân, nó liên tục khóc đòi được uống sữa.

Chồng cô, anh Khang lật đật dậy, gãi đầu gãi tai khó chịu: “Không dỗ nó, bảo nó nín đi”. Vừa đút cho đứa lớn thìa cơm muối lạc, Ngân vừa đón lấy đứa nhỏ dỗ dành, nói với chồng: “Sữa còn vài hộp, hai ngày mới cho uống dè một lần, còn ba trăm lẻ từ giờ đến cuối tháng, không đủ tiền mua nữa đâu”.

Từ đầu tháng đến nay, vợ chồng Ngân đều ở nhà, anh Khang đang làm bốc vác cho các mối xe hàng tại chợ Long Biên, còn Ngân đẩy xe hoa quả đi bán rong khắp trong phố. Thường thì sáng sớm tinh mơ Ngân dậy, ra chợ nhập một ít ổi, chuối, táo… rồi đi bán rong. Cả khu đều quen mặt cô, ngày mỏi gối cũng được hơn hai trăm bạc đủ cho bốn miệng ăn. Học hành của đứa đầu với những khoản lớn thì trông cả vào những ngày công của chồng.

Vợ chồng Ngân gặp nhau cách đây 6 năm, khi cả hai cùng đến thuê trọ chung khu này rồi quen biết. Quê Ngân dưới Nam Định, còn chồng tận ở Thanh Hoá. Lúc chưa có thêm đứa nữa thì một năm hai vợ chồng gắng về quê nội ngoại đôi lần, từ ngày thêm con rồi đứa lớn vào mẫu giáo, chi phí đắt đỏ nên thống nhất mỗi năm thay phiên chỉ về một bên, một lần.

Hàng xóm ngay kế bên, ông Nguyễn Long quê mãi ở Quảng Bình, năm nay đã ngoài năm mươi. Sự vất vả hiện rõ lên khuôn mặt, những nếp nhăn xô nhau khiến tuổi của ông người ngoài lầm tưởng đã bảy chục. Trước dịch, hàng ngày người ta vẫn thấy ông cạnh chiếc dream cũ ngay điểm trung chuyển xe buýt. Những cuốc xe ôm cứ nối dài từ sớm đến quá khuya. Đứa lớn đang học đại học năm nhất, đứa thứ hai thì năm nay đang ôn để tham dự kỳ thi quốc gia, vợ ở nhà buôn bán vặt.

Có mặt tại xóm cũng được gần chục năm, ông muốn lo cho con cái ăn học đàng hoàng mới nghĩ đến chuyện chuyển nghề, về quê. Mấy hôm nay cách ly, Chính phủ yêu cầu ở nhà, quen lao động giờ nằm không rỗi việc nên cũng buồn chán. Dưới quê, vợ hằng ngày gọi vài cuộc bảo ông tạm về nhà cho an toàn. “Tôi đang ở vùng dịch đây, về thì cả nhà lại đi cách ly à”.

Ông Long nhẩm tính, cả xóm cũng phải mấy trăm nhân khẩu, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều khó khăn, vất vả. Họ từ khắp nơi dạt về đây, phần đông ở Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, có người tận Tuyên Quang, hay Quảng Bình như ông. “Khu này gần chợ, cũng đã có trong đề án quy hoạch của thành phố rồi đấy nhưng chưa triển khai thôi, chúng tôi về đây chi phí rẻ, và tiện nhiều thứ", ông Long chia sẻ.

Chỉ ra bãi rau trước mặt, xen lẫn những bụi chuối um tùm và rác, Ngân nói: “Ở đây có thể tự trồng được rau xanh, đỡ đi tiền thực phẩm, thi thoảng mua ít thịt rẻ ngoài chợ là xong bữa. Quan trọng nhất là lo cho bọn nhỏ và gom được tiền trang trải cuộc sống, chứ mình thì thế nào cũng được”.

Ở xóm ngụ cư ấy, những đứa trẻ như gia đình Ngân cứ thế ra đời trong cuộc sống lo toan, nhọc nhằn vất vả của bố mẹ chúng. Chỉ vào đứa thứ hai với bộ quần áo, Ngân khoe: “Toàn là quà của bên từ thiện đấy chú ạ, chứ tiền đâu mà mua, cái áo con trai được phát từ giữa năm, còn cái quần con gái mới được trước Tết. Đứa lớn 4 tuổi đi mẫu giáo từ năm ngoái, cũng may gửi được tại một trường mầm non của phường Phúc Xá, biết hoàn cảnh nên người ta miễn cho học phí, chỉ phải góp tiền ăn”.

Đến xóm trong những ngày này mới gặp được đông đủ các lứa tuổi, từ ông bà già đến trẻ nhỏ, lẫn những người đang trong “độ tuổi vàng lao động”.

Nằm ngay cạnh chợ đầu mối, dưới chân cây cầu Long Biên, những khu nhà trọ lụp xụp lợp fibro xi măng cứ thế chạy dài thành một khu, chơi vơi theo triền sông, bên những nhà xây kiên cố, con phố đông đúc. Người ta quen gọi là xóm ngụ cư. Bao nhiêu năm tháng qua, dân số ngày càng đông lên bởi thu nạp thêm nhiều thành viên mới, đó là chốn định cư của những cửu vạn, người lao động nghèo. Hai đến năm người thuê chung một căn trọ chừng hơn chục mét, mọi sinh hoạt gói gọn trong đó, mùa hè cái nóng hầm hập phả ra, mùa đông gió từ sông Hồng lùa vào lạnh buốt.

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Những đứa trẻ tại xóm ngụ cư ở nhà cùng cha mẹ mùa dịch. Ảnh: V.G.

Vợ chồng Ngân từ ngày có đứa thứ hai, chi phí tăng lên trông thấy, tiền thuê trọ cũng không trụ được nữa, mà đi cũng không xong bởi biết đi đâu, chồng cô bèn cắm mấy chiếc cọc vững chắc, trùm lên cái bạt, dựa vào một góc bờ tường đổ. Gia đình Ngân ở đó.

Bình thường, những người nơi đây rời nhà từ sáng sớm tinh mơ, toả khi khắp các nơi của phố thị, người bán vé số, người chạy xe ôm, rồi bán hoa quả như Ngân hoặc bốc vác thuê tại chợ Long Biên giống chồng cô. Những ngày này thực hiện cách ly, quang cảnh xóm càng đìu hiu vắng vẻ dù rất đông người ở nhà, thi thoảng vọng lại tiếng loa công an phường đi nhắc các hộ đóng cửa hàng. Ai nấy đều bần thần, buồn rầu lặng lẽ. Họ quen với sự vật lộn mưu sinh ngoài kia, quen với việc đếm từng đồng bạc lẻ mỗi ngày khi trở về lúc quá khuya. Giờ phải ở nhà nghĩa là thất nghiệp, quanh quẩn trong mấy mét vuông trọ hay đi dạo ngắm nhìn triền sông lộng gió tháng tư.

Chồng Ngân ngày nào cũng chạy ra ngoài chợ đứng tần ngần trong khu chuyển hàng một lát để thăm dò tình hình, nhưng thấy cửa đóng im ỉm, anh lại lặng lẽ trở về. Buổi tối cuối tháng ba, vừa hết ca làm ngồi ăn bát cơm, nghe tin đài nói về "cách ly xã hội", chồng cô chạy vội ra hỏi thì chủ hàng bảo: “Nhà nước yêu cầu vậy, tạm thời từ mai nghỉ đã, khi đi làm lại sẽ thông báo sau”. Ngân cũng buông bát đứng dậy, lấy ví đếm còn hơn sáu trăm lẻ, bồng con ra tạp hoá mua một thùng sữa, hai thùng mì, và một bao gạo 20 ký. “Mì đắt quá, mới một hai ngày mà đã lên tới một trăm mười lăm nghìn, phải vào tận một cửa hàng sâu trong ngõ mới mua được giá một trăm lẻ năm đấy”, Ngân phân trần.

Bọn trẻ trong nhà cũng nhận ra sự đổi thay trong bữa cơm suốt gần tháng qua, các món ăn có thịt thưa dần, thay vào đó là nhiều rau, đậu, lạc. Đứa lớn đã biết cầm đũa, gẩy mấy viên lạc trong bát rồi nhìn sang món đậu, ngồi phụng phịu. Ngân phải dỗ dành mãi chúng mới ăn hết được một lưng.

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi
Những người xóm ngụ cư luôn mong mỏi hết dịch để đi làm trở lại. Ảnh: V.G.

Dịch bệnh khiến nhiều người “lao động chân tay” như vợ chồng Ngân và cả xóm “treo niêu”, đẩy họ vào cảnh có quê mà chẳng dám về. Cũng trong cái tối cuối cùng của tháng ba ấy, trước khi lệnh cách ly xã hội của Thủ tướng có hiệu lực, cả khu xóm nhà Ngân xôn xao cả lên. Mọi người hỏi nhau í ới: Có về không, hay ở lại ?!. Chỉ một số người thu dọn quần áo để tranh thủ về ngay trong đêm, còn phần lớn đều đồng tình ở lại. Đài báo nói ra rả: "Thôn ở yên thôn, xã ở yên xã, huyện ở yên huyện”. “Về lúc này có giải quyết được gì đâu, ở lại may ra hết phong toả là đi làm luôn, đỡ mất công đi lại tốn kém”, vài người thảo luận với nhau như thế.

“Thắt lưng buộc bụng” là cách duy nhất người lao động thu nhập thấp nghĩ được trong những ngày này. Hàng chục chiếc xe kéo chuyên dụng phục vụ cho công việc tạm bỏ không, dựng chỏng trơ bên cửa phòng. Cả xóm bãi im lìm, thi thoảng vài người đứng ở cửa ngó ra. Gần trưa, mấy người đi hái ít rau mọc hoang ngoài bãi, “về thêm ít mắm muối vào là xong bữa”. “Mong Đảng, Chính phủ lãnh đạo nhân dân thắng dịch sớm để còn đi làm, hai hôm nay ca nhiễm ít rồi”.

Cách đó chừng một cây số, đi qua những bãi trồng chuối, hoa màu và lau sậy, giữa những ngóc ngách không còn được vẽ trên bản đồ, là xóm phao ngụ cư lênh đênh dưới nước. Những phận đời cũng giống như xóm ngụ cư trên cạn, có chăng họ chỉ khác là kiếp lênh đênh. Vài chiếc thuyền cắm cọc nằm im lìm ven sông trong những ngày này, họ cũng đang ở yên theo lệnh.

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 7/4

Tính đến 7h sáng ngày 7/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,3 triệu người nhiễm virus corona ...

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi Một ca nhiễm Covid-19 tại Mê Linh, Hà Nội “ủ bệnh 23 ngày”

Bệnh nhân Covid-19 mới được cho là “ủ bệnh 23 ngày” kể từ khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - Ban Chỉ đạo ...

nhung phan doi o xom ngu cu o yen trong nhung ngay cach ly xa hoi Nhìn về trời sáng trong “đêm dài” Covid-19

Vậy là Việt Nam đã bước sang tuần thứ 2 trong hai tuần quyết định dịch Covid-19 có bùng phát hay không? Đây cũng là buổi ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm