![]() |
Một khu chợ trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp ngày rằm, mặc dù chính quyền có treo biển "khu vực cấm họp chợ" - Ảnh: M.K |
Sáng nay (7/4), tức rằm tháng Ba (Âm lịch) - theo phong tục người Việt thì đây là ngày vọng vong, ngày tưởng nhớ tổ tiên và các bậc tiền nhân. Vào những ngày này, người dân thường đi chợ sớm, mua sắm lễ vật để dâng lên bàn thờ tại gia đình và các địa điểm tâm linh khác (chùa, đền, phủ...), thắp hương cầu mong những điều tốt đẹp.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng lây lan ra cộng đồng, Chính phủ và TP Hà Nội đã yêu cầu hàng loạt các cơ sở kinh doanh không cần thiết tạm thời đóng cửa. Chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích... thuộc mặt hàng thiết yếu vẫn được phép hoạt động nhưng yêu cầu người dân đảm bảo việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Tuy nhiên, khoảng cách an toàn nhằm hạn chế sự lây lan của virus Sars-CoV-2 vẫn chưa được người dân thực hiện nghiêm túc.
Tại chợ Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) sáng 7/4, mật độ người dân đi chợ đông hơn so với cách đây vài hôm. Mặc dù lực lượng chức năng yêu cầu các quầy hàng thực hiện việc giãn cách nhưng với lượng người đi chợ đông đột biến, ai cũng cố gắng mua cho đủ đầy lễ vật ngày rằm, khiến cho những khuyến cáo an toàn dường như không tồn tại.
![]() |
Người dân chen chúc mua thực phẩm, hoa quả..., bỏ qua những khuyến cáo an toàn trong phòng chống Covid-19 - Ảnh: M.K |
Bà Vũ Thị Phấn, người bán hoa quả tại chợ chia sẻ với PV Cuộc sống an toàn: "Một số người cẩn thận họ đi chợ sắm lễ rằm từ chiều hôm qua. Lúc ấy chợ thoáng, không sợ lây nhiễm dịch bệnh. Sáng nay thì đông quá, chính tôi cũng không nghĩ là người dân lại đi đông như vậy. Hàng hoá thành ra lại bán chạy".
9h sáng, chị Phương (Đông Anh, Hà Nội) đã thu dọn đồ đạc để trở về nhà sau khi toàn bộ số hoa của quầy hàng đã được bán hết. Chị nói: "Tiếc quá! Mình cứ nghĩ chợ vắng, thành thử hôm qua nhập ít hoa. Ai ngờ người mua đông, bán một lúc đã hết sạch".
Quan sát của phóng viên, người dân đi chợ vẫn giữ thói quen chen lấn, tập trung đông người tại các quầy hàng, lựa chọn, mặc cả... mà không ai thực hiện việc giữ khoảng cách an toàn. Trong khi đó, loa phát thanh vẫn liên tục phát các bản tin về mức độ nguy hiểm của Covid-19 và tuyên truyền người dân cách phòng, chống dịch bệnh.
Tại địa phận phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, một khu chợ tổ chức trong ngõ nhỏ trên đường Lạc Long Quân, tấp nập người mua kẻ bán, trong khi phía ngoài có treo biển "Điểm phòng chống dịch Covid-19 - Khu vực cấm họp chợ". Chị Vũ Thu Hà (Thuỵ Khuê, Hà Nội) cho biết: "Mọi khi mình vẫn hay đi chợ Bưởi nhưng thời gian này chợ hạn chế hoạt động, chỉ có một số quầy hàng thiết yếu. Hôm nay mình phải lên đây mới mua được hoa tươi và xôi để cúng rằm. Biết là chợ đông người, cũng ngại dịch bệnh, nhưng cả tháng mới có ngày rằm, ai cũng muốn chuẩn bị cho tươm tất".
Có thể nói, việc đi chợ là cần thiết, nhưng giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân khi đi mua nhu yếu phẩm thiết yếu cho gia đình cần chú ý đến vấn đề an toàn.
Một số hướng dẫn trong việc đi chợ, siêu thị mua hàng của Tiến sĩ Robert Amler, từ Đại học Y New York (Mỹ): 1. Kiểm tra thực phẩm còn tồn trong tủ 2. Lập danh sách mua sắm 3. Sắp xếp lại thứ tự cần mua 4. Trước khi rời khỏi nhà hãy rửa tay 5. Trong khi mua sắm: Thực hiện quy tắc 2 mét 6. Đeo găng tay trong khi đi mua sắm 7. Khi về nhà: Rửa lại tay sạch sẽ và rửa sạch đồ tươi |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
