![]() |
Năm 2021, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đẹp không khác gì ở khách sạn 5 sao. Ảnh: Trường THCS Lê Quý Đôn. |
Chính vì coi nó là “phụ” mà bao năm nay chúng ta không lưu ý tới một nhận xét đã có từ lâu lắm rồi trên thế giới hiện đại: “Muốn biết trình độ văn minh của một quốc gia như thế nào thì trước hết hãy xem xét hệ thống vệ sinh công cộng của nước đó”.
Thế còn ai là người vừa mới đây kêu gọi chúng ta hãy coi “công trình phụ” là công trình chính, cụ thể là coi nhà vệ sinh là công trình chính trong trường học? Đó không phải là một thầy cô giáo hay một vị Hiệu trưởng, không phải các vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Bộ Xây dựng, không phải là một chuyên gia về sức khoẻ, môi trường, mà xin thưa bạn đọc, đó lại chính là Thủ tướng Chính phủ. Thật là bất ngờ và thú vị!
Ngày 10/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Lễ công bố có sự tham dự, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đại diện các bộ, ngành, các tổ chức và lãnh đạo các địa phương tại 63 điểm cầu trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, cùng với việc mở cửa trường học trở lại trên cả nước, đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần khẳng định quyết tâm lớn của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, học sinh; dành những gì tốt đẹp nhất có thể cho thế hệ tương lai, góp phần quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với mỗi người và cả xã hội, sức khỏe luôn là vốn quý nhất. Đặc biệt, với các học sinh, trẻ em, thì công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe càng quan trọng bởi đây là tương lai của đất nước. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các cháu là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà còn của cộng đồng, của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục đào tạo, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của Nhân dân nói chung, sức khỏe học đường nói riêng. Tuy nhiên, Thủ tướng nói, một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy rất rõ là điều kiện các nhà vệ sinh trong trường học chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ở những thành phố lớn. "Vấn đề vệ sinh ở các trường học còn nhiều vướng mắc, bất cập. Ngay cả cách gọi nhà vệ sinh là 'công trình phụ' cũng đã cho thấy nhận thức, sự quan tâm không đầy đủ tới vấn đề nhà vệ sinh trường học”, Thủ tướng chia sẻ.
“Chúng ta thường tính công trình chính là trường, lớp, phòng thư viện, nhà thể chất, sân thể dục thể thao, còn vệ sinh, nhà bếp là công trình phụ. Bây giờ phải suy nghĩ nhà vệ sinh và nhà bếp cũng là những công trình chính trong trường học. Phải từ tư duy, nhận thức mới chuyển thành hành động, tổ chức thực hiện cụ thể”, Thủ tướng chỉ thị.
Thủ tướng đã chỉ rõ, do nhận thức là “công trình phụ” nên còn thừa đất chỗ nào, nguyên vật liệu dư thừa thì mang xây dựng nhà vệ sinh và nhà bếp. “Nhưng thực chất đây là hai cái rất quan trọng. Học sinh có yêu trường lớp hay không cũng một phần bởi các công trình vệ sinh và nhà ăn. Việc này các cơ quan quản lý, các bộ ngành và các địa phương rất đáng suy nghĩ”.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng cần phục vụ đặc biệt và cần coi trọng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang sức khỏe thể chất.
Theo Thủ tướng, một trong những việc cụ thể cần phải giải quyết sớm gồm cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở trường học; tăng cường xây dựng, quy hoạch các điểm trường đảm bảo hợp lý, khoa học; tiếp tục cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, bếp ăn và cơ sở vật chất trường học,... để học sinh có không gian rèn luyện sức khỏe.
Có một chi tiết diễn ra sau lễ công bố trên cũng thật là thú vị.
Ông Trần Hữu Dũng là Giáo sư Kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.
Ngay sau khi phát biểu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính được báo chí Việt Nam đăng tải, trong một bài viết ca ngợi quyết tâm thay đổi nhận thức về vệ sinh trong trường học mà Thủ tướng đề ra, Giáo sư Dũng đã minh hoạ một câu chuyện của chính ông về vệ sinh trường học. Ông kể: "Lúc tôi mới tốt nghiệp, có một trường đại học ở Pennsylvania mời tôi tới giảng dạy nhưng tôi đã kiên quyết từ chối, chỉ vì khi đến thăm khu giảng đường, tôi khám phá ra là phòng giáo sư cách xa "rest room" ít nhất 100m!
Đó là chuyện bên Mỹ. Còn ở ta, nếu bạn có dịp tâm sự với các vị phụ huynh và các cháu học sinh từ bậc tiểu học cho tới THPT, bạn sẽ thấy nỗi “đau khổ” khó nói nhất của các cháu khi đi học là sợ nhà vệ sinh bẩn. Nhiều cháu phải nín nhịn đi vệ sinh cả buổi học cho tới khi về nhà. Sức khoẻ và tinh thần học tập, sự tập trung nghe giảng, sự thoải mái trong giờ ra chơi của các cháu vì thế mà bị ảnh hưởng có thể nói là nghiêm trọng.
Hi vọng, sau lời chỉ thị phải coi “công trình phụ” là công trình chính mà Thủ tướng đã nêu ra tại lễ công bố Chương trình sức khoẻ học đường 2021-2025, các khu nhà vệ sinh tại các trường học trên toàn quốc sẽ được thay đổi chất lượng công trình và tiện nghi vệ sinh một cách thực sự, đem đến việc đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hàng chục triệu học sinh.
Và chúng ta sẽ không thấy quá bất ngờ khi một vị Thủ tướng lại phải quan tâm đến “công trình phụ” trong các trường học nữa, khi chúng ta nhớ lại, thuở sinh thời, mỗi khi đi thăm các cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu như không bao giờ bước vào ngay hội trường nơi mọi người chờ đợi chào đón Bác, mà Người thường xuống thẳng nhà bếp, khu vệ sinh để kiểm tra chất lượng phục vụ đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, công nhân viên ở những nơi đó ra sao.
Không có gì là bé nhỏ, không có gì là tiểu tiết, không có gì là “phụ”, một khi nó liên quan đến sức khoẻ và đời sống của Nhân dân. Đặc biệt là khi nó liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tinh thần của các cháu học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước,...
Ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt. Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 xác định 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ, trẻ em, học sinh; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao học đường; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học. Mỗi nội dung được giao chỉ tiêu đánh giá cụ thể như: Đến năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh. Hay 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định,...; 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,… Với thông điệp “Trường học an toàn, trẻ em, học sinh khỏe mạnh”, lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình quy mô, thiết thực và ý nghĩa về sức khoẻ học đường với chương trình tổng thể, chính thống và toàn diện được thực hiện. |
Sau Hà Nội 1 tuần, từ 13/12 TP HCM sẽ cho học sinh khối 1, 9 và 12 đến trường và trẻ mầm non sẽ ... |
Năm học mới 2021-2022 bắt đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều địa phương cho học sinh ... |
Một trong những động thái đầu tiên của Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là báo cáo Chính phủ xem xét ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
