![]() |
Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội liên tục "chây ì" trách nhiệm với người lao động. Ảnh: M.A |
Bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam thuộc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, đơn khởi kiện lần thứ 3 mà tập thể người lao động nhà máy Dệt Hà Nam gửi Tòa án Nhân dân huyện Duy Tiên gồm các nội dung như sau: Ông Đỗ Văn Minh nợ lương công nhân Nhà máy Dệt ba tháng 9,10,11 năm 2022; ông Đỗ Văn Minh không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động từ tháng 3/2019 đến nay, trong đó có nhiều người đã nghỉ việc từ nhưng vẫn chưa chốt được sổ BHXH. Tính đến nay là số nợ BHXH là hơn 13 tỉ đồng.
Người lao động ghi trong đơn, năm 2022, nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng do công ty không đóng BHXH dẫn đến người lao động không được hưởng chế độ hỗ trợ của nhà nước.
Ngoài ra, ông Đỗ Văn Minh không thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 1/11/2022.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam mong muốn Tòa án Nhân dân huyện Duy Tiên xét xử đúng quy định của pháp luật để làm sáng tỏ vụ việc, nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Hiện, cuộc sống của người lao động tại Nhà máy Dệt Hà Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do không được trả lương và doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động không có công việc ổn định phải đi làm thời vụ để trang trải cuộc sống.
Theo phản ánh của nhiều công nhân, việc chậm lương của người lao động Nhà máy Dệt Hà Nam kéo dài nhiều năm nay, phía công ty không bao giờ trả lương đúng hẹn theo HĐLĐ đã ký với người lao động, thường xuyên chậm trễ việc trả lương. Riêng khối Hành chính - Văn phòng cũng bị Công ty nợ 7 tháng lương của năm 2022.
Trước tết Nguyên đán, người lao động thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam 2 lần lên tận trụ sở Công ty tại Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội căng băng rôn để đòi lương vì Công ty liên tục im lặng không giải quyết theo đúng cam kết. Đồng thời, người lao động cũng đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì Công ty vi phạm nghiêm trọng quyền lợi.
Ông Đỗ Văn Minh – Tổng Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam, trong buổi đối thoại với người lao động vào đầu tháng 11/2022 đưa ra kế hoạch để giải quyết từng bước khó khăn của doanh nghiệp, ổn định sản xuất, tạo nguồn thu để nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm số nợ từ các năm 2019 đến 2022. Ông Minh đưa ra lộ trình giải quyết số nợ này đến hết quý 4 năm 2023.
Cụ thể, hết tháng 12/2022, phía công ty sẽ nộp hết BHXH năm 2019; quý 1 và 2 năm 2023 sẽ nộp năm 2020, quý 3 và 4 năm 2023 sẽ nộp cho năm 2021 và 2022. Cam kết là vậy, nhưng đến thời điểm hiện tại, phía Công ty cũng chưa nộp bất cứ khoản nợ BHXH nào theo xác nhận từ Cơ quan BHXH thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam).
![]() Hứa hẹn trả hết nợ lương công nhân nhưng đến nay Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam mới thanh toán được ... |
![]() Ông Trần Hồng Tuy – Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, trong tối nay và ngày mai, doanh ... |
![]() Mỗi công nhân Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam được hỗ trợ 1 triệu đồng từ nguồn kinh phí của LĐLĐ ... |
![]() Cận tết Nguyên đán, nhóm công nhân thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam (thuộc Công ty Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam) "khăn gói" ... |
![]() Không chỉ nợ lương, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam hiện đang nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) số tiền trên ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
