Tôi còn nhớ, cách đây 4 năm, trong một tọa đàm về tự chủ đại học, vấn đề thu chi được bàn luận rất sôi nổi vì rõ ràng là việc thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách cấp kinh phí giảm. Trong tình huống này, liệu có kiểm soát được lạm thu ở các trường và cách nào để kiểm soát việc thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định?
Câu trả lời lúc đó, cũng như bây giờ vẫn là Luật Giáo dục đại học, Nghị định 86/2015 của Chính phủ hoặc là quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi cơ sở đào tạo. Và câu trả lời lúc đó, cũng như bất cứ lúc nào vẫn là việc cơ sở đào tạo phải thực hiện chế độ quản lý tài chính về kế toán, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.
![]() |
Ảnh minh hoạ: Báo Tuổi trẻ. |
Dư luận nghi ngờ về những khoản thu “lạ” là điều dễ hiểu. Phụ huynh của tân sinh viên lại càng ngần ngại hơn khi chưa bao giờ được nghe đến những khoản phí với tên gọi mà họ có cảm giác là “trên trời rơi xuống”: lệ phí tin nhắn SMS, phí sinh hoạt công dân đầu khóa, phí hệ thống quét trùng lặp, phí di chuyển nghĩa vụ quân sự, phí khuyến học, phí phục vụ thư viện ngoài giờ, phí hoạt động áp dụng sinh trắc học, phí hỗ trợ dạy học trực tuyến, phí wifi, tiền giấy nháp, …
Tất nhiên là nhà trường có cách giải thích việc sử dụng kinh phí của từng khoản, thể hiện tính minh bạch, công khai; nhà trường không hưởng lợi từ các khoản thu này, sinh viên đóng là đóng cho chính bản thân họ. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, cốt lõi của chủ trương là phục vụ mục đích đào tạo, bình đẳng xã hội, không phân biệt giàu nghèo. Và tất nhiên, khi tự chủ, kinh phí hoạt động đào tạo phụ thuộc vào học phí mà nhu cầu về các phương tiện hỗ trợ học tập ngày càng cao thì việc thu phí, hay "xã hội hóa" giáo dục như đã thấy là điều phải làm. Nhưng một danh sách thu đến mười mấy mục như thế thì cảm giác tân sinh viên đang bị “bủa vây” bởi các khoản thu là điều dễ hiểu.
Và việc giải thích cho tân sinh viên và phụ huynh của họ đến sau những thắc mắc đã làm giảm đi tính thuyết phục, kể cả nhà trường khẳng định rằng thu để bù đắp kinh phí đầu tư. Hay việc cho rằng các khoản thu này đều rất thấp, chỉ là khoản tạm tính để sinh viên chuẩn bị tài chính chứ trường chưa thu, trường có liên kết với ngân hàng để phát hành thẻ sinh viên tích hợp nhưng sinh viên không kích hoạt hay không mở thẻ ngân hàng vẫn không sao,… cũng không phải là cách giải thích thể hiện tính minh bạch.
Điều nên làm và thường xuyên thực hiện là việc công khai trên website của nhà trường, trong báo cáo tổng kết về các khoản thu từ sinh viên và chi cho việc đào tạo. Thiếu tính minh bạch, các khoản thu không được giải thích rõ, số tiền hiếm khi được tổng kết dùng vào việc gì hoặc tổng kết theo chiếu lệ là cách chúng ta tước đi quyền giám sát của người học. Trong một tổ chức, khi hạn chế quyền của một chủ thể tham dự này là đang tạo ra cơ hội cho cá nhân, tổ chức khác lạm quyền.
Ai cũng biết, và ở cấp độ nào cũng vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Khi điều kiện học tập của sinh viên được tốt hơn, chất lượng dạy - học được nâng cao thì trường được nâng cao về thứ hạng (ranking). Và lúc đó, kết quả học tập của sinh viên cũng tốt hơn, cơ hội việc làm dễ dàng hơn. Nhưng có một yếu tố khác, không kém phần quan trọng, nhiều khi hơn cả thứ hạng, đó là uy tín đối với người học. Vì tự chủ là đi liền với trách nhiệm và thấu hiểu người học. Không có cơ sở đào tạo nào được điểm danh ở các bậc thứ hạng cao khi không đặt uy tín của nhà trường đối với sinh viên mình lên hàng đầu.
4 năm ở đại học nhưng là cả tương lai của người trẻ. Lựa chọn một cơ sở đào tạo là đặt niềm tin vào cơ sở đào tạo đó. Dạy và học chỉ ý nghĩa hơn, thích thú hơn, bền vững hơn khi có niềm tin. Vậy thì, không lý do gì, chúng ta lại để người trẻ bắt đầu quãng đời sinh viên bằng những hồ nghi không đáng có.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Từ thẻ học đường, "sổ liên lạc điện tử" đến thanh toán học phí không bằng tiền mặt theo gợi ý đơn vị tài chính ... |
![]() Những bông hồng chỉ thấy gai trong ngành Giáo dục không còn là “điệp khúc” vào đầu năm học nữa. Giờ đây, vào bất cứ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
