Sau những cái tên mỹ miều “số hóa”, “sổ liên lạc điện tử”, “quỹ xã hội hóa”, … những bông hồng chỉ thấy gai đã len lỏi vào chương trình giáo dục mang tên “hoạt động ngoại khóa”, “giáo dục kỹ năng sống” hay là “học tập trải nghiệm”.
Tuần trước, Trường THCS Tân Quang II (huyện Ninh Giang, Hải Dương) thông báo tổ chức cho học sinh đi học tập và trải nghiệm tại Hải Phòng kết hợp với Trung tâm kỹ năng sống Skill Edu. Đây là đợt học tập trải nghiệm thứ 3 nhà trường tổ chức trong năm học này sau khi đã tổ chức 2 đợt với chi phí thu 495.000 đồng/ học sinh. Chuyến đi đã bị hoãn do phản ứng của phụ huynh. Hôm qua, sau những phản ánh của dư luận về việc mỗi giáo viên được hưởng hoa hồng 10.000 đồng/ 1 học sinh tham gia chương trình ngoại khóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, TP.HCM đã chỉ đạo tạm dừng chương trình ngoại khóa cho học sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Bứa.
Hoạt động trải nghiệm là gì mà nhà trường có thể tổ chức hoặc hủy bỏ chương trình vì những lý do đại loại như trên? Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy định nào mà để xảy ra những phản ứng của phụ huynh và dư luận?
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục quốc dân. Bắt buộc có nghĩa là chúng ta thực hiện trong khung chương trình, không được thu thêm kinh phí (kể cả tự nguyện) vì bất cứ lý do gì. Quy định bắt buộc ở đây có lợi ích trong gia tăng tính bình đẳng về cơ hội tiếp cận tri thức và kỹ năng cho học sinh. Đó là mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân. Bạn không có điều kiện kinh tế, con bạn vẫn có cơ hội để phát triển bản thân. Chính vì thế, Chương trình giáo dục phổ thông mới ghi rõ tinh thần của hoạt động trải nghiệm là “phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường”. Theo đó, cả hai tình huống sau đều không thể thực hiện: ai đóng tiền thì được tham gia dẫn đến gia tăng bất bình đẳng và nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng tiền như một khoản bắt buộc là sai luật.
Những câu chuyện tương tự như hai sự kiện tôi dẫn ra trên đây đang làm cho một số cơ sở giáo dục vốn đang khó khăn trăm bề với dạy học trải nghiệm rơi vào tình huống hỗn mang. Chương trình giáo dục phổ thông mới khiến cho không ít nhà trường lúng túng về nguồn lực. Chúng ta có thể thông hiểu nhà trường gặp nhiều khó khăn để hoàn thành 105 tiết/năm chương trình trải nghiệm trong lúc phần lớn giao cho giáo viên kiêm nhiệm, không có giáo viên chuyên trách. Hay việc phân tiết theo tuần đã khiến cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thiên về hình thức. Nhưng một chương trình mới ban hành rất cần những phản hồi từ ứng dụng thực tế để điều chỉnh. Nhà trường không vì “tuân thủ” chương trình mà bỏ qua tính hợp lý trong thực hiện.
Chúng ta thừa hiểu, nếu không thu thêm tiền của phụ huynh để tổ chức hoạt động ngoại khóa thì nhà trường lấy từ khoản nào? Và phụ huynh cũng sẵn sàng chia sẻ gánh nặng kinh phí giáo dục cùng Nhà nước nếu họ có niềm tin về tính minh bạch và hiệu quả. Chỉ khi đó, Nghị quyết 90/CP-1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá mới được thực hiện đúng tinh thần.
Chúng ta có thể bao biện, nếu nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, ... đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí và việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ là khách quan, được phụ huynh, học sinh đồng thuận và không có việc cắt xén quyền lợi học sinh hay nâng giá dịch vụ để chi trả hoa hồng thì việc đơn vị cung cấp dịch vụ chi trả một khoản hoa hồng là bình thường. Cũng như cách nói của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Bứa, chỉ là “chia sẻ tấm lòng”, “bồi dưỡng” mà thôi. Nhưng “tấm lòng” đó đang làm hại đến hàng trăm tấm lòng khác, nhất là trong môi trường giáo dục. 10.000 đồng có thể làm tổn thương học sinh khi nghĩ về thầy cô hoặc làm tổn thương lòng tự trọng của thầy cô.
Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong giáo dục con em vốn là triết lý nền tảng cho mọi cấp học. Nhưng ở chiều ngược lại, những sai sót tương tự như 2 trường hợp trên đang tạo ra cơ hội cho những can dự của phụ huynh (parental involvement) một cách thái quá vào hoạt động giáo dục. Từ vai trò tham dự, phối hợp trong giáo dục, phụ huynh rất có thể lấn át, làm lu mờ vai trò quyết định của giáo viên. Đó là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng về giáo dục: phụ huynh làm bằng mọi cách để can dự vì mất niềm tin.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong trường học là rất cần thiết. Phụ huynh cũng sẵn sàng cho con đi trải nghiệm để mở rộng kiến thức, gia tăng kết nối. Nhưng phải làm gì để hoạt động trải nghiệm không dẫm phải “vết xe đổ” của những “quỹ xã hội hóa”, “số hóa”, “sổ liên lạc điện tử”, …? Và phải làm gì để lấy lại niềm tin của các hoạt động này khi chỉ mới thực hiện vài năm nhưng nhiều trường hợp đã bị gọi là “tham quan có phí”?
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
