Lập tức, quyết định chia đôi dư luận với những trách móc, than thở đến từ các “runner”- những người chạy bộ. Còn rất nhiều người không tham gia giải chạy nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các giải chạy nhiệt thành ủng hộ quan điểm của quận Hoàn Kiếm.
Chừng dăm năm gần đây, phong trào chạy bộ phát triển mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Đây là phong trào tập luyện thể dục hàng ngày mà “đầu ra” là các giải chạy. Những người chạy bộ cần những giải chạy lớn để làm động lực cho các mục tiêu về cự ly, tốc độ, nhịp tim… của bản thân. Đồng thời, một số giải chạy bộ trong nước cũng được ghi nhận kết quả để đi tham dự các giải marathon quốc tế.
Thú vị nhất ở phong trào chạy bộ là ai cũng có thể tham gia. Và những người chơi bộ môn này ở nhiều lứa tuổi, thành phần. Đáng chú ý, phong trào đã và đang thu hút được rất nhiều giới trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi trước đó, thực trạng “trẻ uống trà, già tập thể dục” được nhắc tới rất nhiều ở các thành phố. Ở đó, người trẻ ngày càng lười thể dục thể thao, ít vận động, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tức là, phong trào chạy bộ có vai trò vô cùng tích cực khi nó thổi bùng ngọn lửa thể dục, thể thao tới nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những người trẻ. Ngay cả lúc đầu, ở các giải chạy ở thành phố, hình ảnh những người chạy bộ trên đường cũng mang nhiều thông điệp về một thành phố yêu thể dục, thể thao, vận động tích cực. Những hình ảnh ấy cũng phần nào thúc đẩy nhiều người tham gia vào phong trào này.
Không biết tình cờ hay hữu ý, thông tin của quận Hoàn Kiếm đưa ra gần với thời điểm giải Long Biên Marathon kết thúc với phản ứng rất mạnh của người dân cũng như những người di chuyển trên địa bàn quận này vào ngày diễn ra giải đấu.
![]() |
Một làn đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) được căng dây phục vụ giải chạy. Ảnh minh họa: Huy Nguyễn (Báo Lao động) |
Là người trực tiếp tham gia giao thông giữa những đoàn xe tắc mọi ngả đường trên phố Long Biên lúc giải chạy diễn ra, tôi hiểu những bức xúc của người dân. Một buổi sáng Chủ nhật mà mọi hoạt động bị xáo trộn hoàn toàn, các tuyến đường bị ngăn, một số ít các tuyến để các phương tiện lưu thông thì kẹt cứng.
Chưa kể, rất nhiều đoạn giao cắt giữa các ngã rẽ giao thông đường bộ với đường chạy được ban tổ chức căng dây rồi mở dây rất tùy tiện để điều hòa cả giao thông lẫn giải chạy. Cách điều phối này vừa góp phần gây tắc đường, vừa mất an toàn cho chính những người tham gia chạy.
Nhiều người dân cũng phản ánh vì giải chạy bắt đầu rất sớm, cả vạn người tập trung đông ở một khu vực dân cư, tiếng ồn và rác thải đã khiến nhiều hộ dân cảm thấy phẫn nộ. Họ không thích chạy, họ cần một buổi sáng cuối tuần thanh bình nhưng họ không thể ngủ, hay vất vả vô cùng để đưa con đi học thêm hoặc ăn sáng.
Tôi vẫn khẳng định lại, phong trào chạy bộ là tốt và đáng trân trọng. Cả những người tham gia chạy bộ cũng rất đáng ngợi khen khi nghĩ tới sức khỏe của bản thân. Mấu chốt của các xung đột lợi ích ở các giải chạy trong nội đô là do Ban Tổ chức làm chưa thật sự tốt. Họ có trách nhiệm phải điều hòa lợi ích các bên chứ không phải chăm chăm lo cho giải chạy. Đời sống của người dân trên con đường giải chạy diễn ra cũng cần được chú ý như một phần thành công của giải đấu.
Bên cạnh đó, người tham gia chạy bộ có thể tham dự rất nhiều giải ở các tỉnh thành khác, nơi có đường chạy rộng, dân cư thưa cùng phong cảnh thiên nhiên hài hòa. Các tỉnh thành này cũng rất chào đón các giải chạy bộ bởi nó thúc đẩy du lịch địa phương. Và đó chính là giải pháp để cân bằng cho tất cả các bên.
Bởi, nếu những người tổ chức các giải chạy bộ ở nội đô Hà Nội cho rằng, việc hài hòa lợi ích của người dân và đường chạy vạn người là bất khả thì chúng ta không có gì phải tranh cãi về quyết định của quận Hoàn Kiếm.
Ngừng chạy ở trung tâm thành phố là đúng, không có nhưng!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
