![]() |
Nhân dịp 30/4, những lá cờ lại xuất hiện khắp phố phường, ngõ xóm. Ảnh: PV |
James Joseph Kendall, người vẫn được biết đến với biệt danh “ông Tây nhặt rác”, trong đợt giãn cách vừa qua đã đưa ra ý tưởng: đứng ban công vỗ tay và cùng hô cám ơn Việt Nam. James chia sẻ: “Chúng ta sẽ cùng làm điều đó trong 1 phút để bày tỏ sự biết ơn đến Việt Nam và những con người đang ngày đêm nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo sự an toàn cho mỗi chúng ta.”
Lời kêu gọi ấy của James không được hưởng ứng nhiệt thành. Song, nó đã tạo cảm hứng để những người bạn khác của anh - những người nước ngoài sống ở Việt Nam - cùng nhau thực hiện một chiến dịch thành công khi có hàng vạn người nước ngoài ở Việt Nam tham gia.
Đó là đồng loạt chia sẻ hình ảnh khác nhau và thông điệp: “Việt Nam, chúng tôi yêu bạn. Gửi đến tất cả các bác sĩ, y tá, quân sự, cảnh sát và tình nguyện viên lời cảm ơn các bạn vì sự hy sinh to lớn để chúng tôi được an toàn. Việt Nam cố lên!".
Và, một ý tưởng khác cũng thành công: các tòa chung cư đồng loạt treo cờ Tổ quốc để động viên nhau đồng lòng chống dịch.
Một phút vỗ tay, một vài dòng chia sẻ trên mạng xã hội, hay lá cờ Tổ quốc được treo lên có tác dụng gì giữa lúc virus ẩn hiện gieo sợ hãi khắp cả nước lúc đó?
Rất khó để đong đếm cụ thể. Song, liều “doping” tinh thần, chắc chắn là có. Với người nước ngoài sống ở Việt Nam, những lời cảm ơn, những hình ảnh kèm cờ đỏ sao vàng; những tràng pháo tay động viên giúp họ cảm thấy gắn kết hơn với mảnh đất đang chở che họ trong cơn đại dịch.
Còn với người Việt Nam, lá cờ Tổ quốc thiêng liêng được treo trong những cơn nghịch cảnh làm mọi người xích lại gần nhau hơn, dưới một màu cờ. Màu cờ ấy còn khiến người Việt cảm thấy những thanh âm của quá khứ. Đó cũng là lúc, người người lớp lớp đã vượt qua mọi khó khăn chồng chất của thiên tai, địch họa để giữ độc lập, chủ quyền và non sông liền một dải. Thời điểm ấy, những điều thiêng liêng trở nên hữu hình, gần gũi dưới bóng cờ đỏ thắm.
Và hôm nay, trong 45 năm ngày giang sơn thu về một mối này, những lá cờ lại trải khắp phố phường, ngõ xóm.
Lá cờ ấy lại nhắc nhở chúng ta về quá khứ đã qua. Từ những hào hùng, đau thương tới niềm hạnh phúc trong cuộc sống hòa bình hôm nay. Lá cờ ấy cũng khơi gợi rằng, chúng ta vừa bước qua những ngày gian khó của “hiệp 2” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Dịch vẫn chưa qua hẳn, những khó khăn, lo lắng vẫn ở phía trước. Nhưng lá cờ ấy cũng thôi thúc sự đồng lòng chống dịch cùng những nỗ lực để tạo ra một cuộc “phản công về kinh tế”.
Và khi “chiến thắng đại dịch”, trong ý thức thẳm sâu, chúng ta sẽ lại tô thắm thêm lá cờ ấy một lần nữa. Rằng khi lá cờ ấy phất lên, chúng ta đồng lòng bên nhau, không kẻ thù nào có thể đánh bại. Dù là những thế lực hùng mạnh thế giới hay con virus bé nhỏ gần như vô hình.
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 30/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,2 triệu ... |
![]() Nhiều doanh nghiệp, cơ quan đã chia sẻ những giải pháp, cách làm hay về quản trị thông minh để duy trì sản xuất an toàn ... |
![]() Đó không chỉ là thắc mắc của tôi mà có lẽ hàng triệu người dân đất nước này đang cùng câu hỏi như thế? Họ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
