![]() |
Mẫu phác thảo số 03 tượng vua Lý Thái Tông cầm cán cân công lý- Ảnh: TAND tối cao |
Bên cạnh những ý kiến tán đồng không nhiều thì có lẽ chúng ta cũng nên lắng nghe những điều như Luật sư Nguyễn Văn Quynh góp ý: “TAND tối cao tự quyết định biểu tượng công lý, đưa ra 3 mẫu phác thảo để cán bộ ngành tòa án cho ý kiến lựa chọn. Việc lấy ý kiến chỉ diễn ra trong 5 ngày, từ 23/4 đến 28/4 là kết thúc. Có vẻ như việc này đã được quyết định, nhưng tôi vẫn mong lãnh đạo TAND tối cao biết lắng nghe ý kiến dư luận để có quyết định đúng đắn nhất”.
Trong ba mẫu ấy thì tượng Đức vua của ta cầm cái cân như Nữ Thần công lý của Tây đang gây khá nhiều dị nghị cùng những câu hỏi nghi ngại. Người ta đang tự hỏi, biểu tượng ấy muốn nói lên điều gì? Chẳng lẽ pháp quyền muốn có góc nhìn từ thần quyền hay ngược lại chăng? Từ xưa đến nay, vua chúa đại diện cho hành pháp sao nay lại đứng đấy làm biểu tượng cho tư pháp?
Cái cân ấy từ bao đời qua đã là biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng của phương Tây giờ lại “bắt” một Đức Vua của phương Đông gượng ép cầm lên sẽ đem lại điều gì? Với mẫu nào thì hàng loạt tượng dựng lên ở khắp các Tòa án vào thời điểm này chắc khó được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận bởi những khó khăn trăm bề từ đại dịch Covid 19 vẫn bủa vây.
Dù ở bất cứ nơi nào thì Tòa cũng phải xét xử dựa trên chứng cứ khoa học và nhân danh pháp luật, đại diện cho công lý. Vậy thì đặt tượng trên toàn hệ thống tòa án có khiến người ta liên tưởng đến thần quyền và tâm linh, điều không nên có trong hệ thống tư pháp?
Những thắc mắc đại loại như thế đang khiến biểu tượng của công lý mà Tòa tối cao đang đưa ra lấy ý kiến, dự định dựng lên chịu nhiều phản đối hơn đồng thuận. Suy cho cùng, Đức Vua “đại diện” hay cái cân công lý “thay mặt” thì điều mà dân chúng trông chờ là thượng tôn pháp luật, tôn trọng lẽ phải, luôn luôn công bằng… và giảm thiểu những oan sai.
Bỏ qua ý tưởng sao chép hay yếu tố bản quyền của những mẫu phác thảo đang được lấy ý kiến và trông chờ góp ý. Chưa nói đến chuyện sẽ tốn kém thế nào nếu đặt đủ ở 700 tòa án các cấp. Chỉ riêng việc nên hay không, cần cân nhắc hay gói gọn trong 5 ngày như chuyện đã rồi đã đủ để Tòa tối cao thận trọng. Biểu tượng của Tòa nhưng đó sẽ là bộ mặt của luật pháp nước nhà cùng công lý quốc gia.
Vua không thể là quan tòa và quan tòa cũng đừng nên mang bộ mặt của bất kỳ vị vua nào. Biểu tượng của Tòa, dù trong ký ức, mong đợi hay hiển hiện trong từng bản án chỉ có thể là cái cân công lý không nghiêng về phía nào hay nặng nhẹ trên tay một vị vua!
![]() Tính đến 7h sáng ngày 27/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,99 triệu người nhiễm virus ... |
![]() Cách ly xã hội được nới lỏng mang đến niềm vui cho những người lao động sau bao ngày "treo niêu". Nới lỏng cách ly ... |
![]() Nhóm lao động tự do gồm người bán vé số, xe ôm, bán hàng rong, bốc vác... sẽ được nhận tiền hỗ trợ từ gói ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
