Cụ thể, sáng nay (11/7), ảnh vệ tinh từ Google Earth và Google Map đã thay hình lá cờ Việt Nam bằng một màu trắng xóa. Theo Tuổi Trẻ, bức ảnh này được Google Earth chú thích rằng được chụp 14/3/2022 đến nay. Thời điểm này, quốc kỳ Việt Nam bằng gốm đã có mặt ở Trường Sa Lớn. Và người dùng vẫn còn nhiều ảnh lưu về việc ảnh vệ tinh của Google đã từng xuất hiện hình ảnh cờ bằng gốm này chứ không phải Google chưa cập nhật hình ảnh.
Những nghi vấn về việc Google đã xóa hình ảnh cờ Việt Nam ở Trường Sa Lớn dấy lên. Những câu hỏi cả về sự minh bạch thông tin từ vệ tinh, sự can thiệp chỉnh sửa, sự đàng hoàng trong việc lưu lại quá trình chỉnh sửa cũng được đặt ra dành cho công ty công nghệ này. Tất nhiên, mọi sự mới chỉ dừng lại ở nghi ngờ. Ngay sau đó, đại diện Google cho hay: “Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém và chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn”. Trên cơ sở trả lời của Google, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã đề nghị Google nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
![]() |
Bức ảnh vệ tinh với quốc kỳ Việt Nam bị nghi bôi trắng trên ứng dụng Google Maps và Google Earth - Ảnh chụp màn hình. Nguồn: tuoitre.vn |
Tôi nhớ cách đây 7 năm, khi ra Trường Sa, tôi có đi cùng một cựu quân nhân. Ông từng tham gia hai cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Gương mặt ông chai sạn, gần như rất ít khi thấy ông bộc lộ cảm xúc. Nhưng ông đã bật khóc ngay khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc đang tung bay ở Trường Sa Lớn.
Và trong buổi lễ chào cờ ngay hôm ấy, nhiều người trong chúng tôi cũng không nén được cảm xúc mình. Những cảm xúc thiêng liêng từ tâm khảm về biển, trời, đảo mà ông cha đã gắng công gìn giữ. Mỗi tấc biển đảo là bao công sức và tính mạng của bao thế hệ. Mỗi mầm cây mọc được trên đảo là sự chăm chút, nỗ lực ngày ngày của biết bao người.
Lá cờ Tổ quốc tung bay như thâu trọn bao suy nghĩ, cảm xúc trong tiềm thức đó. Không một ai có quyền xâm phạm tới nó. Không một lý do gì có thể chấp nhận việc xóa lá cờ thiêng liêng của Việt Nam khỏi hòn đảo mà ông cha người Việt đã khai phá và bảo vệ.
Bởi đó là cột mốc chủ quyền, là biểu tượng của việc thực thi chủ quyền, là điều thẳm sâu thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt. Nó giới hạn không thể động đến với bất cứ thế lực nào, vì bất cứ lý do gì, hay tại bất cứ “nhầm lẫn kỹ thuật” nào.
Phim “Búp bê Barbie” đã bị cấm chiếu ở Việt Nam vì Cục Điện ảnh kết luận rằng trong phim có “đường lưỡi bò”. Mới nhất, nền tảng xem phim trực tuyến Netflix cũng phải gỡ phim “Hướng gió mà đi” do có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Đó là thông điệp rõ ràng về lĩnh vực văn hóa, công nghệ của Việt Nam với các công ty nước ngoài.
Không một sự nhân nhượng nào dành cho những bên vô tình hay hữu ý đưa thông tin sai về chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và có như vậy, chúng ta mới xứng đáng với tiền nhân, những người đã đổ biết bao mồ hôi xương máu để gìn giữ biển đảo.
Chỉ có những can thiệp dứt khoát, chúng ta mới trả hết ân tình với các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc với khẩu hiệu “Không để Tổ quốc bị bất ngờ”.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
