![]() |
Lời mời chào vay tiền rất hấp dẫn được đăng tải trên mạng facebook. |
Mạng xã hội như facebook, zalo không còn xa lạ với mọi người, ngay cả công nhân tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội đồng nghĩa với việc kéo theo nhiều hệ lụy. Những ngày cuối năm càng đến gần, trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những hình ảnh, dòng tin mời chào vay tiền mặt nhanh chóng không cần chứng minh thu nhập… Tất cả đều được đăng trong những hội, nhóm có đông đảo công nhân tại các quận, huyện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương…
Đánh vào tâm lý nhiều công nhân khó khăn, mới làm việc chưa có thưởng Tết hay tiền lương còn ít hoặc đi làm xa quê không có tiền về quê. Nhiều đối tượng trục lợi đăng những dòng chữ vào các hội, nhóm của công nhân để dụ những người đang cần tiền hay có hiểu biết ít vay tiền với lãi cắt cổ. Nhiều công nhân lại không hiểu được lãi suất như thế nào là hợp lý, là an toàn nên rất dễ bị dụ vào những chiêu trò tinh vi của người cho vay.
![]() |
Nhằm thu hút người vay, người đăng còn để cả bảng lãi suất vay rất hấp dẫn |
Chị Phùng Hạnh Mai, đang làm việc tại khu công nghệ cao quận 9 cho biết: “Tôi làm việc đã được 3 năm tại đây, mới biết sử dụng facebook, zalo vì nhiều khi nhóm công nhân liên hệ với nhau cho tiện. Tôi cũng tham gia vào nhiều hội nhóm công nhân trên facebook. Gần đây tôi thấy nhiều người đăng cho vay tiền nhanh, không cần ra ngân hàng, mà lãi suất thì không biết thế nào. Mới đầu tôi thấy lạ quá, nếu không phải nơi uy tín như ngân hàng thì ai dám vay. Đem câu chuyện nói với bạn bè thì họ bảo, bây giờ tín dụng đen, vay nhanh mà lãi cắt cổ thì nhiều lắm. Nhưng cũng có công nhân chấp nhận vay vì hoàn cảnh và gần Tết rồi. Bản thân tôi thì không dám, nếu có cần vay tiền thì tôi vay người thân, bạn bè chứ không vay trên mạng.”
Cuộc sống công nhân hiện tại tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn vô vàn khó khăn, cho nên không tránh khỏi cạm bẫy. Đánh vào tâm lý cần tiền của họ gần Tết, nhiều cá nhân, tổ chức tài chính tín dụng đen để mời chào vay tiền. Có nhiều công nhân, kiến thức hạn chế, không có nhiều giấy tờ hợp pháp để vay ngân hàng nên đã chọn vay ở các thông tin đăng trên mạng xã hội. Điều này vô cùng nguy hiểm, rủi ro rất cao.
![]() |
Công nhân, người lao động cần cảnh giác hơn với chiêu trò cho vay tín dụng này |
Anh Đặng Việt, quê Thanh Hóa, đang làm việc tại KCN Linh Trung 1 chia sẻ: "Có lúc mình rất khó khăn khi con ốm mà lương chưa có, mình đã nghĩ đến vay của những người đăng hỗ trợ tài chính trên mạng xã hội. Nhưng sau khi hỏi bạn bè, bàn bạc với vợ mình đã bỏ ngay suy nghĩ đó vì sự rủi ro cao. Tiền lãi lớn, anh lại nghe được bạn bè kể về câu chuyện bị giang hồ, xã hội đen đeo bám đòi nợ nên rất sợ. Sau đó mình đã quyết định hỏi vay bạn bè".
Mạng xã hội hiện nay là kênh thông tin khá hữu ích cho công nhân nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Với những mặt tích cực của nó sẽ giúp giai cấp công nhân nhìn nhận và tiếp thu thông tin hữu ích trong cuộc sống và công việc để nâng cao đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, công nhân, người lao động cũng cần thật sự tỉnh táo trước những hệ lụy mà mạng xã hội mang đến.
![]() Chiều 14/1/2020, tại thành phố Trà Vinh, Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Thủ tướng Chính phủ; Đồng chí Ngọ Duy ... |
![]() Những ngày này, nhiều nhà xưởng, khu chế xuất quy mô nhỏ bước vào giai đoạn cao điểm sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu ... |
![]() Ngày 9/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.H.Đ.D (15 tuổi) đến từ Kim Thành (Hải Dương), D. nhập ... |
![]() Sáng 27/12, Công đoàn Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại tổ chức phát động hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ V ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
