Bó củi và con rắn Tin giả - Mối hiểm nguy thật Giãn cách nhậu: Biện pháp mạnh cho các "thánh liên hoan" |
![]() |
Sáng nay (1/9), Bộ Y tế thông báo là không có ca nhiễm mới. Ảnh: TL |
Còn nhớ, ngày 25/7, Việt Nam ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng trở lại đầu tiên tại Đà Nẵng. Liền sau đó, số người nhiễm liên tiếp ghi nhận leo cao tới 2 con số, 15 tỉnh/ thành phố ghi nhận có ca lây nhiễm trong cộng đồng trong hơn 1 tháng đó.
Đáng nói, trường hợp lây nhiễm ở Đà Nẵng hội tụ rất nhiều điểm bất lợi cho chúng ta. Trước dịch, trong gần 100 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng, các hãng lữ hành, hàng không, dịch vụ nghỉ dưỡng đều kích cầu mạnh du lịch nội địa. Đà Nẵng là một trong những điểm đến được ưu tiên nhất cho các gia đình: Vui chơi giải trí cho con trẻ ở Đà Nẵng, lãng mạn sâu lắng cho bố mẹ ở Hội An cách đó không xa…
Thứ nữa, Covid-19 ở Đà Nẵng đã “đánh” liên tiếp vào các bệnh viện. Đặc biệt là các khoa có bệnh nhân nặng. Điều này khiến việc cứu người khó khăn hơn rất nhiều. Và, môi trường bệnh viện khép kín cũng dễ lây nhiễm hơn.
Lúc đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn với lời hứa lúc vào tâm dịch Đà Nẵng là sẽ chỉ trở về khi Đà Nẵng bình yên. Những đoàn xe chở các y, bác sĩ từ các tỉnh chi viện Đà Nẵng vẫn ùn ùn về tâm dịch. Tôi ấn tượng hơn cả là hình ảnh “đoàn quân trọc đầu” của Sở Y tế Hải Phòng. Y, bác sĩ Hải Phòng đã cạo đầu để đảm bảo hạn chế tiết diện tiếp xúc và thuận tiện làm việc trước khi vào tâm dịch cứu đồng bào.
Những lời hứa lúc giông bão ấy, những chuyến xe lầm lũi ấy, và cả hình ảnh các bác sĩ mặt hiền khô đầu trọc lốc lao vào tâm dịch ấy, là một người Việt Nam, tôi mãi không quên. Nhờ có họ quả quyết lao ra tuyến đầu lúc nguy nan, tôi ở Hà Nội mới được an toàn làm việc. Bởi, Đà Nẵng không ổn, cả nước sẽ không ổn.
Đến nay, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã rời tâm dịch vì dịch ở Đà Nẵng đã cơ bản được khống chế. Các đoàn y, bác sĩ chi viện cũng lần lượt rời thành phố biển. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng đã gửi thư hết sức chân tình cám ơn các “thiên thần áo trắng” đã tới giúp Đà Nẵng lúc gian nguy.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, hai ngày không có ca nhiễm không là gì so với gần 100 ngày không có ca nhiễm cộng đồng. Và rồi chúng ta vẫn phải đối mặt khó khăn mà vượt qua. Sẽ không lạ nếu như thời gian gần đây chúng ta vẫn có ca nhiễm mới trong cộng đồng, thậm chí ổ dịch mới.
Dù không ai muốn những chuyện tồi tệ trên diễn ra, song chúng ta phải chấp nhận, sống chung với Covid-19 thì những rủi ro như vậy luôn có thể xuất hiện. Dịch bùng ở đâu, dốc sức dập ở đấy. Và, chúng ta vẫn phải làm ăn sinh sống, Chúng ta vẫn có quyền được tận hưởng những ngày nắng đẹp đầu thu với những thông tin tốt về kiểm soát dịch bệnh.
Có một điều chắc chắn chúng ta không được quên, thế giới chúng ta đang sống sẽ không trở về như xưa được nữa nếu chưa có vaccine tiêm chủng đồng loạt. Và, từ giờ tới lúc ấy, chúng ta có quyền trân quý từng khoảnh khắc đẹp của cuộc sống hàng ngày. Nhưng, đừng bao giờ quên, “kẻ thù” vẫn ẩn nấp đâu đó trong thói quen hàng ngày của chính chúng ta. Chỉ một phút mất cảnh giác thôi, hậu quả để lại vô cùng lớn.
Và những kẽ hở khiến Đà Nẵng trở thành tâm dịch cần được điều tra và xem xét nghiêm túc. Bởi, thật tệ hại nếu sau chừng ấy chuyện xảy ra, chúng ta không rút ra được một bài học nào.
Dù đôi khi, đó chỉ là một “sợi dây kinh nghiệm” mỏng manh.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25,6 triệu, hơn 854 ... |
![]() Đã có ít nhất 12 người nhập viện sau khi ăn pate chay của Minh Chay! Trong đó 9 bệnh nhân bị liệt cơ, yếu ... |
![]() Không được lên bờ, không được trả lương, không còn lương thực và cũng chưa biết ngày được lên chuyến bay về nước - tình ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
