![]() |
Quấy rối tình dục - Ảnh minh họa. |
Một người bị nắm tay, bị bình luận “tay em lắm lông thế!”, một vài người khác bị vỗ vào mông, nhìn chằm chằm vào ngực… đó là những chuyện không hiếm ở một doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được các nữ công nhân chia sẻ tại diễn đàn “Tăng cường tiếng nói của phụ nữ nhằm chấm dứt quấy rối tình dục tại nhà máy” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức Care International phối hợp tổ chức. Ở trường hợp thứ nhất, nạn nhân chỉ coi là đùa, phản ứng là một câu nói “Chú này vớ vẩn!”, các trường hợp sau dù gây một chút khó chịu nhưng cũng không có phản ứng nghiêm trọng vì nạn nhân không biết đó là hành vi quấy rối tình dục (QRTD).
QRTD tại các doanh nghiệp ngành dệt may, nơi lao động nữ thường chiếm khoảng 80-90% số lao động đang là một vấn đề được quan tâm gần đây. Theo khảo sát, hành vi quấy rối tình dục trong nữ công nhân dệt may không chỉ dừng ở mức độ từ xa bằng cử chỉ, âm thanh, ánh mắt, mà còn bằng những hành vi gần gũi hơn như sờ mó, đụng chạm, thậm chí nghiêm trọng hơn là cưỡng hôn, bạo hành… Không lên tiếng, không đấu tranh là lựa chọn của một bộ phận nữ công nhân, được lý giải là xuất phát từ quan niệm “đẹp khoe, xấu che” ăn sâu trong suy nghĩ người Việt hay sự bất an do vị thế yếu, sợ mất việc làm. Còn một bộ phận khác thì không biết đó là QRTD nên không có hành động thích đáng.
Theo các nhà nghiên cứu, QRTD tùy mức độ mà sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người lao động, có thể là suy giảm khả năng ghi nhớ, xuất hiện tâm lý lo lắng, mệt mỏi, stress thậm chí trầm cảm.
Việt Nam đã có quy định rõ ràng về chống QRTD ở nơi làm việc nhưng việc tiếp cận với những quy định này đối với nữ công nhân lao động nói chung, nữ công nhân ngành dệt may nói riêng còn rất hạn chế. Diễn đàn “Tăng cường tiếng nói của phụ nữ nhằm chấm dứt quấy rối tình dục tại nhà máy” đã giúp cho lao động nữ nhận diện được hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc và biết cơ chế báo cáo đơn vị, doanh nghiệp. Rõ ràng là, chúng ta cần nhiều những diễn đàn như thế hoặc những chương trình tập huấn đan xen, có nội dung này để giúp nữ công nhân lao động có thêm kiến thức, mạnh dạn đấu tranh với QRTD. Sự lên tiếng không chỉ bảo vệ cho chính các nạn nhân mà còn tránh cho những lao động nữ khác không trở thành nạn nhân tiếp theo của nạn QRTD tại nơi làm việc.
Vì vậy, các chị em, đừng ngại ngần lên tiếng!
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
