Thấy gì sau video “xin vía học giỏi” Đại gia và những cú lừa tiền tỷ |
![]() |
Một công trình cải tạo sông Tô Lịch thực hiện vào giữa năm 2020. |
Đề án rất được quan tâm, bởi vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch làm đau đầu người dân Hà Nội đã rất nhiều năm. Hà Nội đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp làm sạch sông Tô Lịch, như việc dùng chế phẩm Redoxy3C của Đức để làm sạch nước; thu gom nước thải sinh hoạt xử lý tại nguồn trước khi cho chảy ra sông; lấy nước từ sông Hồng, từ Hồ Tây tạo dòng chảy để rửa trôi và làm sạch sông Tô Lịch… Các chuyên gia Nhật Bản cũng đã từng dùng công nghệ Nano-Bioreactor cải tạo nước… nhưng nhìn chung chưa có dự án nào đưa được dòng sông trở lại xanh trong.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến băn khoăn rằng chúng ta không thể làm được vì thiếu vốn, yếu về quản lý… Theo người viết, ở góc nhìn khoa học, đề án này được nhiều người tin rằng có thể làm được, bởi tại nhiều nước, những công trình ngầm kiểu này đã được làm từ vài chục, thậm chí cả trăm năm trước. Những nước châu Âu từ thế kỷ 18 đã xây dựng hệ thống cống ngầm chằng chịt và rộng lớn dưới lòng các thành phố của họ để chống ngập. Nhiều người trong chúng ta đã từng biết đến hệ thống cống ngầm Paris vĩ đại khi đọc tác phẩm “Những người khốn khổ”.
Láng giềng của chúng ta cũng đã xây dựng thành công nhiều hầm ngầm vĩ đại vừa chống ngập, vừa là đường giao thông. Malaysia cũng đã có một đường hầm mang tên SMART, dài 9,7km, có tổng vốn khoảng nửa tỷ USD tại Thủ đô Kuala Lumpur, chấm dứt tình trạng ùn tắc giao thông và ngập lụt nặng nề thường xảy ra trước đó.
Nhật Bản cũng đã xây dựng nhiều công trình ngầm vĩ đại vừa thoát nước chống ngập, vừa là đường giao thông, cho đến nay đều đang phát huy tốt tác dụng. Ví dụ như hệ thống hầm chống ngập Kasukabe hay còn gọi là “ngôi đền Parthenon” tại Thủ đô Tokyo. Nó giúp Tokyo cho đến nay không hề bị ngập dù ở trong khu vực có hơn 100 con sông.
Theo Web Japan, hệ thống này sâu 50m dưới lòng đất, dưới một sân bóng đá và công viên ở ngoại ô Tokyo. Dự án mất đến 17 năm và khoảng 3 tỷ USD để hoàn thành. Nhật còn có hầm đường sắt xuyên biển có tên là Seikan dài 53,85km xuyên qua eo biển Tsugaru, kết nối tỉnh Aomori trên đảo Honshu và đảo Hokkaido. Nhật đang xây thêm một hệ thống chống ngập vĩ đại tại tỉnh Osaka dự kiến hoàn thành vào năm 2044... Nhật cũng là nước phụ trách việc xây dựng hầm ngầm Thủ Thiêm vượt sông đầu tiên của Việt Nam, và đang xây dựng Metro Bến Thành - Thủ Đức tại TPHCM cũng đã gần hoàn thành… Các dẫn chứng trên cho thấy, Nhật Bản có rất nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ngầm, đủ sức giúp Việt Nam thực hiện đề án này.
Vẫn biết, để thực hiện một dự án - đề án lớn thì Việt Nam chúng ta còn yếu, thiếu nhiều vấn đề nhưng tin rằng chúng ta sẽ tháo gỡ được. Vấn đề nguồn vốn thì đã được đề án cam kết là sẽ dùng 100% vốn viện trợ Nhật Bản. Các vấn đề khác như về môi trường, giao thông, văn hóa, quản lý… dự kiến sẽ tiếp tục bàn, hội thảo, tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia.
Nếu Việt Nam thực hiện được, đề án này sẽ mang về lại cho dân Thủ đô “Sông Tô lịch vừa trong vừa mát” như đã có cả ngàn năm nay.
![]() Được sự thống nhất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm phục hồi môn nữ công gia chánh vào ... |
![]() Những cặp vợ chồng sinh hai con một bề và cam kết không sinh thêm con, có thể sẽ được giảm học phí và khen ... |
![]() Nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đang 'đỏ mắt' tìm kiếm lao động phổ thông nhưng vẫn không đủ. |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
