![]() |
Chuyên gia Nhật Bản ngâm mình trong nước sông Tô Lịch vào chiều ngày 8/8. Ảnh: Hoàng An |
Theo đó, vào chiều ngày 8/8, ông Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật của Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản đã trực tiếp ngâm mình trong bể thành phẩm sau xử lý của sông Tô Lịch, để nhằm chứng minh về khả năng làm sạch, chất lượng nước.
Ông Jun đã mô tả về trải nghiệm của mình sau 5 phút ngâm mình trong nước sông Tô Lịch rằng ông không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt. Nước gần như đã không còn mùi và độ trong có thể gần đạt như nước đóng chai được bày bán trên thị trường.
Trên thực tế, Công ty JVE, đơn vị tham gia thí điểm làm sạch sông Tô Lịch cho biết, nước sông được làm sạch, xử lý bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản.
Cụ thể, quá trình xử lý nước sông Tô Lịch được chia thành 4 bể nhỏ, trong đó có đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Bể đầu tiên được lắp đặt tấm vật liệu Bioreactor nhằm kích hoạt những vi sinh vật yếm khí. Bể thứ 2 sẽ đặt máy Nano để kích hoạt vi sinh vật hiếu khí. Bể thứ 3 là sau khi bùn hữu cơ được phân hủy, bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại. Còn bể cuối cùng là bể nước sạch đạt theo quy chuẩn Việt Nam. Nước ở bể này có thể dùng để tắm rửa được.
Mỗi ngày sông Tô Lịch thực tế phải tiếp nhận hơn 150.000 m3 nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý. Đây là số liệu theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc sử dụng công nghệ Nano để làm sạch sông Tô Lịch thì cũng cần phải thực hiện những biện pháp như thu gom và xử lý nước thải. Điều này sẽ góp phần mang lại nhiều hiệu quả tích cực, cũng như cải thiện môi trường nước ở sông Tô Lịch.
![]() Người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng Trại chăn nuôi gà của Công ty TNHH gia cầm Hòa Phát tại xã Đồng Lương, ... |
![]() Người dân địa phương vẫn tiếp tục ngóng đợi ngày khởi công để làm sạch rạch Xuyên Tâm mặc dù sau 17 năm chờ giải ... |
![]() Từ ngày 7 - 8/7/2019, hàng trăm người dân đã tập trung tại khu vực này để chặn xe rác, phản đối việc thành phố ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
