
Nỗ lực của điều dưỡng Thảo cùng các đồng nghiệp đã được đền đáp, em bé đã mạnh khỏe trở lại.
Cụ thể, khi đang đi chơi cùng chồng con, thấy người đàn ông bế bé sơ sinh hốt hoảng, Thảo thấy chẳng lành, liền lại xem. Em bé sơ sinh 7 ngày tuổi đã ngưng thở do sặc sữa. Bỏ chồng con, bỏ buổi đi chơi gia đình như kế hoạch, Thảo lập tức theo bệnh nhi cùng người nhà lên xe taxi đi cấp cứu. Trên xe điều dưỡng Thảo đã ép tim, thổi ngạt, hút sữa trong mũi cháu ra.
Trong clip ghi lại trên xe, xe không có giường, không có thiết bị, đồng nghiệp hỗ trợ, xe cũng rung lắc mạnh cho chạy tốc độ cao. Nữ điều dưỡng đã đặt bé ở ghế sau, dùng tay đỡ bé và liên tiếp làm các biện pháp vãn hồi sinh mạng cho cháu. Chị cũng phải liên tục trấn an mẹ cháu đang khóc nấc. Và đoạn đường 4 phút đó là ca cấp cứu ngoài “sách giáo khoa” với vô vàn bất lợi cho nữ điều dưỡng.
Tới bệnh viện Thủy Nguyên, Thảo đưa bé thẳng vào phòng hồi sức và hô to: “Bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim rồi, các anh, chị chuẩn bị bóp nội khí quản, bóp mát”. Các đồng nghiệp tuy chưa biết Thảo là ai nhưng thấy thao tác và ngôn ngữ gấp gáp của Thảo cũng lập tức thực hiện. Tại đây, Thảo tiếp tục cùng đồng nghiệp cấp cứu cháu bé. Phép màu xảy ra, lúc Thảo bắt được mạch ở bẹn cháu - tín hiệu sự sống trở lại - Thảo ngã gục ngay trong phòng bệnh vì kiệt sức.
Thảo, với “ca làm việc ngoài giờ” cùng hành động dứt khoát, mau lẹ đã cứu được cháu bé, đương nhiên là vĩ đại. Thảo đã thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim với lời thề Hippocrates. Nữ điều dưỡng với clip cấp cứu trên xe viral đã trở thành một điểm sáng diệu kỳ với người dân cả nước khi nghĩ về ngành Y.
Nhưng trong cái buổi tối Hải Phòng nhiệm màu ấy còn có những hi sinh thầm lặng bên cạnh Thảo. Đó là chồng và con của cô. Trong các bài báo miêu tả câu chuyện, chi tiết con Thảo (1 tuổi) đã hai lần khóc: lần thứ nhất, lúc mẹ đi cứu người; lần thứ hai, lúc hai bố con tất tả tìm đến viện Thủy Nguyên thấy mẹ đang ngồi quỵ vì kiệt sức.
Toàn bộ vụ việc xảy ra không quá lâu, cùng lắm là vài tiếng. Song, một buổi tối đi chơi của gia đình coi như bỏ. Người ta sẽ nói, rằng để cứu người, một buổi tối đi chơi với gia đình là quá nhỏ. Rằng, sự hi sinh của Thảo cùng chồng con là đáng giá. Và rằng, vài tiếng vắng mẹ của người con hay vài tiếng trông con của người chồng không là gì so với những kết quả đạt được.
Nhưng, cứ hình dung cảnh gia đình đang đi chơi, mẹ chạy tình huống đột xuất, hai cha con trông nhau. Rồi, họ tất tả hỏi han, tìm nơi mẹ sẽ tới rồi bế nhau tới. Tới nơi, thấy vợ, mẹ ngồi gục trong phòng cấp cứu vì kiệt sức. Đó không hề làm cảm giác dễ chịu và những nỗi nhọc nhằn của người thân Thảo rất đáng được cảm thông, ghi nhận.
Và nếu hiểu về đời sống của các y, bác sĩ, ngoài “ca làm việc ngoài giờ” đột biến như trên, họ có rất nhiều ca làm việc xuyên đêm trong tuần. Họ làm để sinh nhai nhưng họ cũng làm bởi lời thề cứu người khắc sâu từ lúc ngồi trên ghế giảng đường. Họ làm vì người dân và cũng vì mưu cầu và ước vọng của họ.
Song, người thân trong gia đình Thảo nói riêng hay các y bác sĩ nói chung cũng chấp nhận hi sinh nhiều thời giờ bên nhau để có thể hỗ trợ mẹ, cha, con ở viện cứu người. Những người thân của các bác sĩ, y tá, nhân viên ngành u cũng xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh như những người hùng.
Những người hùng này không mặc áo choàng, và cả áo blouse.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Ca làm ngoài giờ” của điều dưỡng Thảo, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
