Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác Phép thử “giật cục” đêm Trung thu trên đường phố Hà Nội |
![]() |
Bức thư tay của chị Dương gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nộ |
Tôi hoàn toàn không quen biết người nữ công nhân này. Tôi được đọc bức thư ngỏ của chị do Toà soạn Tạp chí gửi với tư cách là một người viết báo cần phải biết và viết ra sự thật. Vì vậy, tôi tin là không ai trong số các bạn đọc sẽ cho rằng tôi đã dùng những từ ngữ quá nặng nề khi mở đầu câu chuyện như trên.
Tên người nữ công nhân ấy là Phạm Thị Dương, 47 tuổi. Chị là công nhân của Công ty cổ phần Ô tô 1-5, hiện trú tại tổ 25, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Mở đầu bức thư ngỏ gửi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội, chị Dương viết: “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi đặt bút viết những dòng này gửi tới ông Chủ tịch. Xin ông coi đây là lời kêu cứu của một công dân thành phố đang ở tận cùng của nỗi đau bệnh tật, bị mất hết quyền lợi về bảo hiểm xã hội, mong được người đứng đầu chính quyền thành phố xem xét, giải quyết.”
Tiếp đó, bức thư trình bày hoàn cảnh cụ thể hiện nay của chị Dương. Vào tháng 7/2003, chị bắt đầu vào làm việc tại Công ty cổ phần Ô tô 1-5 (xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội) và được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong suốt 18 năm làm việc tại công ty, người nữ công nhân này đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm 1 tháng.
Thế rồi, năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ít việc làm nên từ tháng 9/2020, công ty cho chị Dương nghỉ việc không lương, trong khi vẫn nợ chị 8 tháng lương và nợ bảo hiểm xã hội.
Từ đó, chị Dương đã phải đi làm thuê đủ nghề để trang trải cuộc sống. Cũng vì lý do công ty nợ bảo hiểm xã hội mà chị không có thẻ bảo hiểm y tế, dẫn đến lúc mệt mỏi, ốm đau không dám đi khám bệnh.
Tháng 7/2021, bất ngờ chị Dương bị ho ra máu. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị phải vay mượn 10 triệu đồng của họ hàng, đồng nghiệp trong công ty, của cả hàng xóm để đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Các bác sĩ kết luận chị bị mắc bệnh ung thư phổi.
“Tôi rất bàng hoàng và suy sụp vì bây giờ không có ai để nương tựa” - chị viết trong thư ngỏ - “Chồng tôi cũng mắc bệnh ung thư hạ họng và mất cách đây 4 năm. Hai đứa con trai của tôi hiện nay, một cháu đi nghĩa vụ quân sự, một cháu phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc tôi. Cả gia đình hiện không còn trông mong được vào nguồn thu nhập nào cả…
Trong hoàn cảnh khó khăn với chi phí điều trị bệnh vô cùng tốn kém, tôi chỉ biết trông mong vào quyền lợi bảo hiểm xã hội mà tôi tham gia. Bản thân tôi từ trước đến nay luôn chấp hành đúng các quy định về bảo hiểm xã hội. Hằng tháng, công ty đều khấu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ tiền lương của tôi. Thế nhưng Công ty cổ phần Ô tô 1-5, nơi tôi làm việc hiện đang nợ tiền bảo hiểm xã hội tới 14,9 tỷ, người lao động chúng tôi mới chỉ được tính nộp bảo hiểm xã hội đến tháng 8/2016.
Vì điều này mà tôi bị mất hết các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội…”
Hiện nay, chị Dương mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo như vậy, hoàn toàn mất khả năng lao động, phải nằm viện điều trị với chi phí cực kỳ tốn kém. Vậy mà oái oăm thay, chị lại không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Chị viết tiếp về việc ấy trong thư ngỏ: “Cũng như tất cả những bệnh nhân ung thư khác, tôi khát khao được sống, được trông thấy con cái trưởng thành. Thông qua đơn từ, tin nhắn, gọi điện, tôi đã nhiều lần cầu xin Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Ô tô 1-5 giải quyết nợ bảo hiểm xã hội cho tôi được lấy sổ bảo hiểm và thanh toán một lần để có chút tiền chạy chữa. Thế nhưng ban lãnh đạo công ty hoàn toàn im lặng. Họ không có bất cứ một cử chỉ, một động thái nào tỏ ra là có trách nhiệm với quyền lợi mà tôi đáng đương nhiên được hưởng…”
Tôi được biết cách đây gần tròn 3 tháng, vào ngày 2/7/2021, Chủ tịch UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh và đơn vị liên quan có biện pháp xử lý đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động trong vụ việc nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội tại Công ty cổ phần Ô tô 1-5.
Chị công nhân Phạm Thị Dương và anh chị em công nhân của công ty đã khấp khởi mừng và hi vọng, hồi hộp mong chờ kết quả từ các biện pháp xử lý nói trên theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nhưng, cho đến hôm nay, vụ việc vẫn chưa hề được giải quyết.
Tôi viết bài báo này, với mong mỏi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ quan tâm dành thời gian đọc hết Thư ngỏ của người nữ công nhân Phạm Thị Dương. Sau đó, tôi tin tưởng dù đang bận trăm ngàn công việc, ông Chủ tịch vẫn không quên quan tâm đến trường hợp chị Dương cũng như vụ việc tồn đọng ở Công ty cổ phần Ô tô 1-5.
Tôi đề nghị ông Chủ tịch tiếp tục chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Đông Anh, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty cổ phần Ô tô 1-5 sớm có những việc làm tích cực và ráo riết để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp không chỉ cho cá nhân nữ công nhân Phạm Thị Dương, mà cho cả hàng trăm công nhân Công ty cổ phần Ô tô 1-5 hiện nay.
Tôi được các phóng viên kể lại, sau hai đợt hóa trị, tóc chị Dương nay đã rụng hết, sức đã tàn, lực đã kiệt, tiền đã hết và những cơn đau nhức vẫn hành hạ.
Cầu mong cho chị Dương vượt qua được bạo bệnh. Cầu mong cho chị sớm được nhận những quyền lợi chính đáng của mình từ cơ quan bảo hiểm và công ty chủ quản của mình.
Và tôi nguyện cầu cho chị sống tới ngày đứa con trai thân yêu của chị hoàn thành nghĩa vụ quân sự để sẽ trở về sống bên chị; chăm nom săn sóc chị, bù lại những tháng năm phải xa mẹ, xa nhà đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Kính mong ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cùng các vị có trách nhiệm ở Công ty cổ phần Ô tô 1-5 và các cơ quan, ban, ngành của TP Hà Nội, các vị hãy giải quyết nhanh chóng và dứt điểm vụ việc này, không chỉ là vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của một người lao động, một nữ công nhân mà còn vì công tác chính sách với một người mẹ chiến sĩ - một công tác hậu phương luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng cả trong thời chiến cũng như thời bình, ở mọi nơi và mọi lúc
![]() Mang trong mình căn bệnh ung thư phổi với chi phí điều trị tốn kém nhưng chị Phạm Thị Dương, công nhân Công ty Cổ ... |
![]() Sáng 29/9, TP Đà Nẵng bắt đầu cho phép giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên,... không ở vùng dịch được trở về địa ... |
![]() Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại mang bệnh ung thư, mọi thứ như sụp đổ trước mắt chị Phạm Thị Dương (sinh năm 1974), ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
