Người Hà Nội hãy cảnh giác! Tuyệt đối không tụ tập đông người nơi công cộng Phép thử “giật cục” đêm Trung thu trên đường phố Hà Nội |
![]() |
Nữ sinh dựng lều trên núi để học online trong mùa dịch. |
Học online có quá nhiều bất cập. Đầu tiên là chất lượng dạy và học kém đi do thiếu các hoạt động tương tác, thiếu tập trung. Điều này thể hiện rõ ở các hình chụp các em học sinh vừa nằm vừa nghe giảng, hoặc mở nhiều cửa sổ lúc cô giảng bài. Làm việc riêng trong giờ học chưa bao giờ dễ đến thế.
Thứ nữa, học online bị lệ thuộc vào đường truyền cũng như thiết bị. Có quá nhiều câu chuyện vừa cảm động vừa thương tâm về việc này. Từ ông bố đèo con xuống núi, vét sạch tiền để mua chiếc điện thoại cho con học online, tới việc gia đình các em học sinh phải dựng lán trên đỉnh đồi để… bắt sóng, học online.
Chưa kể, việc chuyển đổi sang học online là một cuộc chuyển đổi số có quy mô gần như toàn quốc song bị động. Tình thế cực chẳng đã, ngành Giáo dục mới buộc phải chuyển sang giáo dục online. Chúng ta không có nhiều chuẩn bị cho việc này. Nên, hiện tại, giáo viên vẫn chỉ đang cố dạy online sao cho gần giống offline chứ chưa tận dụng được những ưu điểm của các ứng dụng công nghệ trong việc dạy học.
Cụ thể hơn, hiện tại, ở mức cao nhất, giáo viên cũng chỉ dùng được công cụ trình chiếu để phát cho các em học sinh cùng với việc giảng bài. Còn nhiều nơi, thầy cô vẫn viết trên tấm bảng trắng và quay trực tiếp như một buổi giảng tại lớp qua mạng. Những công cụ phân tách nhóm thảo luận, tạo các bài kiểm tra ở dạng bình chọn đáp án cho bài giảng sinh động, kích thích hứng thú của học sinh vẫn chưa được tận dụng.
Chừng ấy bất cập, chừng ấy khó khăn đã khiến dư luận rất ác cảm với hình thức giảng dạy này. Mà đúng là với cách dạy hiện tại, cùng với những ức chế hằng ngày được cụ thể hóa qua những lời qua tiếng lại của thầy trò được ghi lại và phát tán, chất lượng học tập của dạy học online chưa cao.
Nhưng không vì thế mà chúng ta kêu gọi bỏ hình thức giảng dạy trực tuyến này. Bởi, với việc hàng chục học sinh và cô giáo bị nhiễm Covid-19 ở Hà Nam, việc giảng dạy online vẫn là cách làm gần như là duy nhất để đảm bảo năm học. Chúng ta cũng chẳng biết bao giờ dịch mới kết thúc để có thể bảo là cho con em nghỉ đợi đến khi đi học trực tiếp ở trường. Ngắn lại, học online là con đường không thể khác của ngành Giáo dục.
Điều có thể làm được là cải thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy để khơi gợi sự hứng thú của học sinh. Bởi mấu chốt, học online đòi hỏi ý thức, sự chủ động của học sinh rất cao. Học qua màn hình máy tính, điện thoại các em có vô vàn cách để đối phó nếu không muốn học.
Quan trọng hơn, chúng ta phải chuyển đổi quy mô gần như cả nước sang online ở thế bị động sang chủ động. Thay vì coi việc dùng các công cụ công nghệ để “dạy câu giờ” chờ hết dịch thì giáo viên nên coi những tháng ngày này là thời điểm vàng để mày mò, tìm hiểu các ứng dụng cho bài giảng hấp dẫn hơn. Nói cách khác học online bắt buộc đang là cơ hội mà người làm giáo dục nên nhìn nhận một cách cởi mở và nắm bắt nó.
Bởi, chẳng riêng gì học online, học trực tiếp thì học sinh cũng cần hứng thú. Sẵn máy, luyện quen công cụ những ngày dạy học online này, thầy cô cũng sẽ có thêm nhiều kỹ năng để tạo cảm hứng cho học sinh trên lớp sau này. Ngành Giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này để tạo các buổi tập huấn chất lượng cao, ở quy mô lớn.
Suy cho cùng, học là công việc trọn đời. Con người tò mò, hứng thú, ham học chính là cái đích của mọi nền giáo dục cũng như mọi cách thức giáo dục. Thầy cô không theo học sinh mình mãi được, không ép các em phải ngồi im, phải học mãi được mà các em cần được khơi gợi để có cảm hứng được học ở các cảnh huống khác nhau trên đường đời.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
