![]() |
Ảnh minh hoạ: Quang Định (Báo Tuổi trẻ) |
Có nghĩa là bên cạnh những đối tượng đã được tiêm phòng từ 12 tuổi trở lên thì những hạt giống tương lai từ 5 đến 12 tuổi cũng đang rất cần chăm lo và bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Và đương nhiên hàng triệu phụ huynh chờ đợi ở Bộ Y tế.
Ngày 15/3, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long với nội dung thanh tra, kiểm tra về việc mua vắc xin phục vụ mục đích tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em. Theo đó, Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế phải tổ chức thanh tra nội bộ, nhằm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để việc tiêm phòng chậm trễ, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3.
Vậy vì sao lại có tình trạng này ở Bộ Y tế? Theo giải trình ngày 10/3 của Bộ Y tế thì sau khi Chính phủ có chỉ đạo thì cơ quan này đã xúc tiến với nhà thầu thuốc Pfizer và có thể tiến tới ký hợp đồng mua thuốc. Nhưng cũng theo Bộ Y tế cho biết vì có thông tin viện trợ vắc xin bằng văn bản từ Văn phòng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam là Chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ vắc xin Covid cho trẻ em Việt Nam từ 5 đến 12 tuổi nhưng chưa rõ số lượng và thời gian. Tiếp đó Bộ Y tế đã đề nghị CDC Hoa Kỳ hỗ trợ tối thiểu là 10 triệu liều cho trẻ em Việt Nam. Phía Mỹ vẫn chưa có trả lời chính thức nên sự việc kéo dài.
Nói nôm na thì việc mua vắc xin lại chờ vào việc cho (hỗ trợ) vắc xin nên sự việc cứ kéo dài không cần thiết, khiến dư luận lo âu và Chính phủ cũng đã phải liên tục phê bình, nhắc nhở. Việc ký hợp đồng mua vắc xin chậm tất sẽ kéo theo vắc xin về chậm và tiến độ tiêm phòng cũng sẽ chậm theo.
Trong bối cảnh như thế, dư luận không thể đồng ý với đối sách của Bộ Y tế. Đáng ra có thể vừa đàm phán mua vắc xin để tiêm đợt đầu cho trẻ em, rồi nếu có viện trợ thì sẽ tính toán mua thêm cho vừa đủ đợt 2 (trẻ em 2 đợt, cách nhau 1 tháng). Nếu làm vậy thì cả hai việc đều không ảnh hưởng. Đằng này chính sự không quyết đoán của Bộ đã dẫn đến sự chậm trễ không đáng có. Bây giờ khi việc kéo dài vẫn cứ tiếp diễn, Bộ mới kiến nghị Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều Pfizer và từ chối viện trợ của Mỹ.
Từ việc chậm trễ này, dư luận liên tưởng đến những việc nhanh, rất nhanh trong quản trị điều hành, xử lý nhưng hiệu quả, kết quả lại không như mong muốn, có lúc gây bất bình trong dư luận. Những người có chuyên môn về quản trị xã hội cho rằng, có tình trạng việc không cần nhanh lại quá nhanh, còn có những việc cần nhanh có khi lại không như mong muốn.
Và đương nhiên người dân, các phụ huynh có quyền đề nghị Chính phủ xem lại chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, cả những trách nhiệm công vụ của cá nhân, tập thể liên quan. Đừng để tái diễn chuyện tương tự để người dân cứ phải kêu lên: "Bộ Y tế lại chậm nữa rồi!".
![]() Bộ Y tế cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa về điều kiện để F0 tham gia lao động như: ... |
![]() Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về việc giải ... |
![]() Ngày 5/3, tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đề xuất xin ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
